Theo y học cổ truyền, hương nhu vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy. Nó thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng, chảy máu cam…
Lợi ích của trà hương nhu với mẹ bầu
Giải độc: Hương nhu có tính chất giải độc tuyệt vời, nhất là giải độc cho tim và phổi khỏi những thứ độc hại từ môi trường và phòng bệnh.
Không chứa caffein: Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên hạn chế caffein trong dinh dưỡng hàng ngày của họ. Một trong những lý do mẹ bầu có thể an tâm sử dụng trà hương nhu là vì nó không có chứa caffein.
Trung hòa các gốc tự do: Trà hương nhu chứa dày đặc các chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể mẹ bầu khỏi bệnh tật. Loại trà này có tác dụng trung hòa các gốc tự do và do đó, giúp hệ miễn dịch của mẹ bầu khỏe mạnh, chống lại nhiều bệnh tật.
Một số bài thuốc khác:
– Chữa cảm nắng: Hương nhu 500 g, bạch biển đậu (sao qua) 200 g, hậu phác tẩm gừng (nướng hay sao qua) 200 g. Tán nhỏ 3 vị thuốc trên, trộn đều và đóng túi, mỗi túi 10 g. Khi dùng, hãm 1 túi với 150-200 ml nước sôi, uống khi nước thuốc đã nguội. Có thể dùng 20 g cho 1 lần hoặc dùng 2 lần trong ngày.
– Chữa đau bụng, tiêu chảy do ăn nhiều thứ lạnh trong mùa hè: Hương nhu, tía tô, mộc qua mỗi thứ 12 g, sắc uống.
Ngoài ra, trong những ngày nắng nóng, dân gian thường lấy vài cành lá hương nhu tươi đặt trong nón đội đầu để tránh đau đầu. Nhiều người đun nước hương nhu súc miệng để chữa hôi miệng…
– Chữa cảm mùa hè với các triệu chứng đau đầu, ớn rét, phát sốt, nôn, tiêu chảy, tim hồi hộp, miệng khát và tiểu tiện vàng đỏ: Hương nhu, cát căn, dấp cá (ngư tinh thảo), điền cơ hoàng (nọc sởi) mỗi thứ 12 g, thạch xương bồ 8 g, mộc hương 4 g, sắc uống.
– Chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu 40 g, sắc với 200 ml nước, cô đặc lại, sau đó trộn với mỡ lợn mới rán, hằng ngày bôi lên đầu để mau mọc tóc.