Cách chăm sóc trẻ khi bé được 22 tháng?
Đến tháng thứ 22, các mẹ nên chăm sóc trẻ ra sao, cách nào để chăm sóc cho trẻ tốt nhất? Chúng ta hãy cùng thử tìm hiểu nhé.
Khi trẻ được 22 tháng tuổi, các mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào?
Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn
Không chỉ giữ bé ở nhà mà đã tốt cho trẻ, các mẹ nên khuyến khích bé tìm hiểu và yêu thích thiên nhiên bằng cách đưa bé ra ngoài đến công viên hoặc đi dạo quanh khu nhà. Chỉ cần một lần cho bé đến chơi vườn bách thú hay đi ngắm vịt lội trong ao cũng đủ khiến bé sung sướng mãi.
Một bé con ít có được hoạt động yêu thích sẽ dễ sinh mè nheo nhõng nhẽo. Chúng cũng dễ sinh cáu bẳn hơn và cứ phải bám theo ba mẹ mới vui, vậy tại sao các mẹ không thử để bé tự khám phá.
Tiếp trí tưởng tượng cho trẻ
Đến tháng thứ 22, những trò chơi đó nhằm giúp cho bé tự tìm lấy hứng thú và kích thích não bộ bé phát triển, nhưng cha mẹ cần giúp khởi đầu. Khi chọn đồ chơi, các mẹ nên tìm những đồ chơi vừa có màu sắc, vừa có âm thanh và tương tác với bé.
Ở độ tuổi này, bé vẫn rất thích những đồ chơi kiểu có tác động- cho kết quả. Nhưng bạn đừng trông chờ con cũng nâng niu và nhẹ tay với đồ chơi như mình đâu nhé.
Hãy giúp trẻ qua cơn “cáu giận”
Các mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào ở 22 tháng tuổi |
Thường thì nhiều trẻ thường đột ngột biểu hiện cảm xúc tiêu cực, nhất là khi trẻ mệt mỏi hoặc thiếu hoạt động yêu thích. Não bộ của bé vẫn tiếp tục hoàn thiện, nên đôi khi bé phản ứng có vẻ thô thiển. Tùy theo tình huống cụ thể mà ba mẹ tìm cách giúp bé qua cơn cáu giận này nhé.
Trong trường hợp, bé cáu giận vì buồn chán, khổ sở khó chịu, sợ hãi hay hiểu nhầm thì tốt nhất bạn hãy tỏ ra an ủi và vỗ về cho bé an tâm. Nhưng nếu bé cáu giận vì đòi ba mẹ làm điều gì đó hoặc chiều theo ý bé thì tốt nhất là bạn cứ lờ đi và tránh đi chỗ khác. Bởi nếu không nghiêm khắc với trẻ thì trẻ sẽ rất dễ làm nũng và quấn bố mẹ suốt cả ngày thôi.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày vì vậy mà các mẹ đừng để bé bỏ ăn sáng. Nếu bé không thích ăn ngũ cốc thì bạn cho bé thử bánh mì có phết bơ, hoa quả, trái cây, trứng, đậu hầm.
Nếu không có chỉ định của bác sĩ hay bé nhà bạn phát triển bình thường thì các mẹ cũng đừng quá lạm dụng ữa bột bởi sữa bột thường nhiều năng lượng và làm bé khoái khẩu đến mức bé biếng ăn bữa chính. Nếu bé yêu không chịu uống sữa tươi, bạn hãy cai sữa bột dần dần cho bé bằng cách giảm dần dần lượng kem/đường/hương vị hoặc ngừng mua hẳn loại đó.
Đừng để trẻ chơi quá lâu dưới ánh nắng
Dù không phải quá giữ con, nhưng khi trẻ ra ngoài chơi, các mẹ nên luôn giữ bên mình các ống kem chống nắng và tạo thói quen bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
Ngoài ra, các mẹ hãy dạy trẻ cách bảo vệ da khỏi cháy nắng, và nhớ đội mũ khi ra ngoài. Cho trẻ chơi dưới bóng cây, mặc quần áo chống nắng và chỉ cho trẻ ra ngoài trời trước 10 giờ sáng và sau 3 giờ chiều. Hãy nhớ nắng mùa đông cũng có thể hại da như mùa hè.
Bé phát triển như thế nào ở tuần thứ 22?
Khả năng vận động tăng lên
KHi đến tháng thứ 22, trẻ sẽ nhanh nhẹn hơn rất nhiều, không chỉ chạy nhảy quanh nhà, bé đã có thể tự ý nhảy lên cầu thang. Bé sẽ như một cơn gió, thoắt ẩn thoắt hiện, và mẹ lại càng cần để ý bé nhiều hơn, tránh để bé chơi ở những khi vực nguy hiểm.
Với những bé dành quá nhiều thời gian coi tivi hay sử dụng các thiết bị công nghệ, mẹ nên giới hạn lại thời gian sử dụng của bé. Tập trung quá lâu vào máy tính sẽ làm ảnh hưởng thời gian tương tác bên ngoài của trẻ. Do vậy mà các mẹ nên khuyến khích trẻ ra ngoài chơi hay chơi với những món đồ chơi nhiều hơn nhé.
Ngôn ngữ nâng lên
Giờ đây, giao tiếp của mẹ và bé sẽ diễn ra thường xuyên hơn, và bé bây giờ đã có thể sử dụng cùng lúc 2, 3 từ để diễn tả câu nói của mình. Tuy nhiên, trẻ 22 tháng tuổi thường có xu hướng sử dụng danh từ nhiều hơn động từ. Theo các chuyên gia, đối với trẻ em, so với động từ, danh từ thường cụ thể và dễ hiểu hơn.
Trí nhớ của trẻ được nâng cao
Trong những tháng này, trí nhớ của bé đã tốt hơn, và đây là thời điểm để mẹ giúp bé hình thành thói quen theo giờ giấc. Ngoài việc ăn uống, ngủ nghỉ và vệ sinh đúng giờ, mẹ nên tập cho bé thói quen vui chơi và tập thể dục theo “lịch”.
Hơn thế nữa, ở tuổi này, bé đã có ý thức về hành động của mình, và nhận biết những hậu quả mình gây ra. Bé đã biết nếu chơi xong không dọn dẹp là hành động không tốt, và có thể khiến mẹ bực mình rồi đấy nhé.
Chăm sóc trẻ 16 tháng tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Khi trẻ được 16 tháng tuổi, các mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh nhất? |
Chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Khi bé yêu của bạn đã đến tháng thứ 6 thì việc chăm sóc bé như thế nào càng trở nên rất cần thiết cho sự phát triển của bé đấy nhé. |