2016-06-22 22:52:47
[]
{"cap-cuu-tre-duoi-nuoc":"c\u1ea5p c\u1ee9u tr\u1ebb \u0111u\u1ed1i n\u01b0\u1edbc","duoi-nuoc":"\u0111u\u1ed1i n\u01b0\u1edbc","duoi-nuoc-o-tre-em":"\u0111u\u1ed1i n\u01b0\u1edbc \u1edf tr\u1ebb em","nguy-hiem":"nguy hi\u1ec3m","tre-duoi-nuoc":"tr\u1ebb \u0111u\u1ed1i n\u01b0\u1edbc","tre-em":"tr\u1ebb em"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:500:376:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA2LzIyL3RyZS1iaS1kdW9pLW51b2MtcGh1bnV0b2RheXZuXzE0NjY2MTA4NTMtMTAyOTA2Y2hpLW51YS10aGFuZy1oZS1saWVuLXRpZXAtY2FwLWN1dS10cmUtYmktZHVvaS1udW9jLmpwZw.webp
Array

Chỉ nửa tháng hè, liên tiếp cấp cứu trẻ bị đuối nước

Thời tiết nắng nóng lên đến đỉnh điểm trùng với tháng nghỉ hè của học sinh khiến số lượng trẻ nhập viện do đuối nước tăng mạnh.

Mùa Hè đã đến cũng là thời điểm nhu cầu vui chơi giải trí, đặc biệt hoạt động bơi lội của trẻ em tăng cao.

Cùng với nhu cầu trên là những mối nguy hiểm đe dọa rình rập sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ khi mà việc phổ biến, giáo dục kỹ năng bơi lội an toàn cho trẻ em Việt Nam vẫn rất hạn chế.

Theo các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ trong vòng 2 tuần đầu tháng 6, Bệnh viện đã cấp cứu cho nhiều trường hợp trẻ em bị đuối nước. Trong đó, có trẻ may mắn cứu sống nhưng cũng có trẻ tử vong.

Theo các chuyên gia, các trường hợp gặp tai nạn chủ yếu rơi vào các bé trai ở tuổi hiếu động nhưng lại không đủ ý thức trước những hiểm họa rình rập. Bên cạnh đó, sự bất cẩn của người lớn trong việc chăm nom trẻ cũng góp phần đáng kể vào những tai nạn đáng tiếc này.

“Trẻ bị đuối nước có thể ngạt thở, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Trong trường hợp được cấp cứu kịp thời có thể qua cơn nguy kịch nhưng để lại biến chứng nặng như: suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thưỡng não do thiếu oxy kéo dài”, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay.


MChỉ nửa tháng hè, liên tiếp cấp cứu trẻ bị đuối nước
Trẻ cần có sự giám sát, trông nom của người lớn khi đi bơi, chơi quanh khu vực ao, sông, hồ… Ảnh minh họa

Ngày 22/6, bé trai Nguyễn Huy D, 5 tuổi chẳng may trượt chân xuống bể bơi ở gần nhà đã tử vong do thiếu oxy dẫn đến phù não cấp. Bé được người lớn phát hiện và vớt lên bờ khi đã bị đuối nước 10 phút. Dù ngay lập tức được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị tích cực nhưng không qua khỏi.

Theo bác sĩ Trần Đăng Xoay, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương bé Huy D chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp trẻ gặp tai nạn thương tâm do đuối nước mà các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận trong vòng 2 tuần đầu tháng 6.

Trường hợp bé Trần Phan A. (8 tuổi, Cầu Giấy) cũng bị đuối nước nguy kịch. Theo người nhà kể lại, ngày 10/6, bé Phan A cùng các anh lớn ra hồ bơi. Trong lúc các anh không để ý, bé Phan A tự trèo sang khu vực giành cho người lớn và gặp nạn. Cháu được chuyển đến Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi. Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, bé Phan Anh vẫn đang được các bác sĩ theo dõi tích cực.

BV Đa khoa Đức Giang (Sở Y tế Hà Nội) cũng cho biết, vừa qua đã tiếp nhận bệnh nhi Đỗ Văn Đ (7 tuổi) ở Gia Lâm, Hà Nội trong tình trạng nguy kịch do bị đuối nước. Cháu Đ may mắn thoát chết nhưng anh trai của cháu (Đỗ Văn X, 9 tuổi) đã tử vong do đuối nước trong lúc hai anh em cùng tắm ở ao làng. Cả hai cháu đều không biết bơi.

Và còn rất nhiều trường hợp trẻ khác bị đuối nước may mắn được cứu sống và cũng có những trường hợp thương tâm xảy ra khi các cháu tử vong khi còn quá nhỏ.

Chính vì vậy, để tránh những hậu quả đáng tiếc, trẻ ở độ tuổi nhỏ cần người lớn trông nom. Phụ huynh cần chú ý để mắt giữ trẻ, không để trẻ chơi ở ao, hồ, kênh, mương. Với nhóm trẻ lớn, gia đình và nhà trường,ngoài việc giáo dục ý thức tự bảo vệ khỏi các hoạt động mạo hiểm, trẻ cần được tập huấn các kỹ năng bơi và sơ cứu cơ bản trong trường hợp không có sự giúp đỡ của người lớn.

Các bác sĩ lưu ý, khi trẻ đuối nước, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước; đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Quan sát thấy lồng ngực không di động (ngừng thở) phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không (bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không). Nếu không bắt được mạch, chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở ½ dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện. Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm và nhanh chóng đưa trẻ đến BV gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.

Bé trai bị bác sĩ mổ nhầm tay trái để rút đinh ở tay phải
Bé trai bị bác sĩ mổ nhầm tay trái để rút đinh ở tay phải
(Xã hội) – (Phunutoday) – Một bác sỹ ở BV Đa khoa 115 Nghệ An mổ rút đinh tay phải cho một bệnh nhi, nhưng lại mổ nhầm sang tay trái.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...