2017-01-29 15:55:00
[]
{"cau-tu":"c\u1ea7u t\u1ef1","di-chua":"\u0111i ch\u00f9a","le-lat":"l\u1ec5 l;\u1ea1t","ngay-tet":"ng\u00e0y T\u1ebft"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzAxLzI5L2RpLWxlLWNodWEtZGF1LW5hbS1uZW4tY2F1LW5odW5nLWRpZXUtZ2ktdmEtbGUtbGF0LXJhLXNhby0xMDMzMzctMTUyMDAxZGktbGUtY2h1YS1kYXUtbmFtLW5lbi1jYXUtbmh1bmctZGlldS1naS12YS1sZS1sYXQtcmEtc2FvLmpwZw.webp
Array

Đi lễ chùa đầu năm nên cầu những điều gì và lễ lạt ra sao?

Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về.

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về người Việt thường có phong tục đi lễ chùa và xin hái lộc đầu năm. Từ bao đời nay, phong tục đó vẫn được lưu giữ và phát huy. Hàng năm, cứ vào đêm 30 khi khoảnh khắc giao thừa vừa điểm cũng là lúc mọi người lại rủ nhau đi lễ chùa, hái lộc cầu may mắn.

Bên cạnh đó, việc đi lễ chùa vào ngày nào, nên cầu gì khi đi lễ chùa và cần chuẩn bị những lễ vật gì khi đi lễ chùa không phải ai cũng biết.

Trao đổi với PV báo điện tử Người Đưa Tin ông Nguyễn Cung Hà, Phó chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm Lý, Viện Nghiên cứu và ứng dụng Tiềm Năng Con Người cho biết:

“Sau lễ giao thừa, người Việt thường hay chọn ngày giờ Hoàng Đạo (tức sau 00h đêm) để đi lễ chùa đầu năm cầu cho Quốc thái dân an, thế giới được hoà bình. Tùy theo sở nguyện của từng người mà có sự sở cầu tương ứng như mong cầu sức khoẻ cho bản thân và gia đình, cầu công thành danh toại, cầu thi cử đỗ đạt, cầu tài lộc, cầu may mắn, cầu gia đình bình an và thịnh vượng… Và hầu hết khi đến chùa quỳ gối trước Phật Thánh, Tam Bảo mọi người thường cầu cho tâm hồn luôn luôn được sáng trong và thánh thiện”.

di-chua

Ngoài giờ Hoàng Đạo, ông Cung Hà cũng chia sẻ thêm vào những ngày mùng 2, mùng 3 tết các gia đình hoặc những người có tuổi có thể đến chùa để cầu bình an, may mắn cho cả gia đình.


Chia sẻ về lễ vật để dâng cúng trong chùa, ông Cung Hà nhấn mạnh tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng người mà sắm nhiều hay ít. Lễ chùa thường là lễ chay gồm: Hương, nến, phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả. Lưu ý thêm khi đến chùa kiêng cúng lễ mặn và đồ vàng mã.

Đi chùa ngày Tết đã trở thành một thói quen ăn sâu trong tiềm thức của người Việt. Tuy việc này đã khác nhiều so với ngày xưa thế nhưng, người dân vẫn đang ngày đêm cố gắng lưu giữ tục lệ này như một nét đẹp truyền thống mỗi khi xuân về.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...