Cụ thể, giá vàng niêm yết lúc 9h22 ngày 11/1 của các doanh nghiệp vàng trong nước như sau:
Giá vàng miếng SJC tại TP. HCM lúc 9h22 giao dịch ở mức 36,34 chiều mua vào và 36,64 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Tương tự, tại thị trường Hà Nội, tập đoàn DOJI cũng điều chỉnh giá mua – bán vàng miếng SJC là 36,42 – 36,52 triệu đồng/lượng.
Tại Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng miếng SJC đang được mua bán ở mức 36,45 – 36,52 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, vỉ nhẫn vàng Rồng Thăng Long đang được doanh nghiệp giao dịch ở mức 33,87 – 34,32 triệu đồng/lượng.
Giá USD giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đã vượt qua mốc này và giá USD bán ra trên biểu niêm yết ngân hàng thương mại cũng đảo chiều tăng lên 22.620 đồng/USD.
Báo cáo của Trung Quốc hôm thứ Ba cho biết nhu cầu mua vàng vật chất trước thềm năm mới của người dân nước này đã gia tăng mạnh. Cùng với đó, một số quỹ trên thế giới đã mua vàng vào khiến giá kim loại quý đi lên.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua tại Mỹ, giá vàng tăng thêm gần 7 USD, lên 1.187 USD một ounce. Cùng lúc, vàng giao tháng 2 đóng cửa tại mức 1.185,6 USD, khép lại một ngày giao dịch với sự gia tăng 0,7 USD.
Bước sang phiên châu Á sáng nay, giá tạm thời giảm nhẹ. Lúc 8h10, mỗi ounce dao động quanh 1.185,7 USD, giảm gần 2 USD so với mở cửa. Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới hiện có giá khoảng 32,29 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công…). Giá mở cửa hôm nay của vàng miếng trong nước xoay quanh 36,46 – 36,54 triệu đồng, cao hơn thế giới tầm 4,2 triệu đồng.
Hôm qua, chỉ số đồng USD giao dịch ở mức thấp cũng là nguyên nhân khiến giá vàng tăng. Hiện thị trường đang tập trung vào cuộc họp báo đầu tiên của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày hôm nay.
Về mặt phân tích kỹ thuật, giá vàng vẫn có lợi thế tổng thể. Tuy nhiên, do đường trung bình đang ở mức cao ba tuần nên có thể kim loại quý sẽ đối mặt với một sự sụt giảm và sau đó sẽ đi ngang trong một thời gian ngắn. Mức hỗ trợ lâu dài của vàng là 1.172 USD và kháng cự vững chắc là 1.200 USD.