Khám phá ẩm thực ngày lễ Trung thu của châu Á
Tết Trung Thu không chỉ là dịp lễ “độc quyền” của Việt Nam và Trung Quốc, ngày hội rội ràng giữa mùa thu tháng Tám này còn xuất hiện khắp các nước Châu Á. Cùng khám phá xem Trung Thu trên các quốc gia châu Á khác nhau thế nào nhé!
1. Nhật Bản
Có nhiều nước châu Á cùng đón trung thu, tuy nhiên mỗi nước có một lễ hội trung thu vô cùng khác biệt, đặc biệt là trung thu tại Nhật Bản. Nhật Bản tổ chức trung thu 2 lần mỗi năm. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi. Lần thứ hai tổ chức là Zyusanya.
Món ăn không thể thiếu trong lễ Tsukimi chính là Tsukimi dango – bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời. Tsukimi dango có công thức tương tự bánh trôi nước, nhưng khác biệt ở chỗ được nướng sơ qua cho nóng giòn. Khi ăn bánh, người ta thường thêm chút mật đường ngọt lịm lên trên. Bánh luôn được đặt trang trọng trên một chiếc kệ nhỏ ngay hiên nhà, thích hợp cho việc vừa ngắm trăng vừa nhâm nhi. Bên cạnh nhân vật chính là Tsukimi dango, lễ Trung Thu ở Nhật còn có sự góp mặt của khoai lang, hạt dẻ, các loại mì như soba, ramen…
Khám phá ẩm thực ngày lễ Trung thu của châu Á_Ảnh:Kenh14 |
2. Hàn Quốc
Tết Trung thu ở Hàn Quốc được biết đến nhiều hơn với tên gọi Lễ tạ ơn – Chuseok. Tết Trung Thu- Chuseok (추석) một trong những ngày Tết lớn và rất đỗi quan trọng với người Hàn Quốc.
Các phong tục đón trung thu của Hàn Quốc như: Charye (lễ cúng gia tiên), Beolcho (tảo mộ) và Seongmyo (viếng mộ tổ tiên), Ssireum (Đấu vật Hàn Quốc), Ganggangsullae (Điệu nhảy vòng tròn Hàn Quốc). Các món ăn Chuseok gồm cơm trắng, bánh gạo, rượu và Songpyeon.
Khám phá ẩm thực ngày lễ Trung thu của châu Á
3. Trung Quốc và Việt Nam
Món ăn chính trong lễ Trung thu ở hai nước này là bánh nướng, riêng ở Việt Nam, mùa Trung thu còn có sự góp mặt của món bánh dẻo. Bánh nướng bắt nguồn từ Trung Quốc và tham gia vào một “phi vụ” đối quân sự nổi tiếng: Tướng Trương Sĩ Thành, người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại quân Nguyên, nhận thấy phong tục tặng bánh cho nhau vào Trung thu của nhân dân bèn làm một loại bánh có nhét một mảnh giấy bé ghi chữ “Bát nguyệt thập ngũ dạ sát Thát tử” (đêm 15 tháng 8 giết giặc Thát Đát – tức quân Nguyên). Dân chúng truyền tay nhau, hẹn nhau cùng giết giặc và giành chiến thắng. Bánh nướng hình tròn có ý nghĩa “đoàn tụ”, “đoàn viên” cũng là vì vậy. Bên cạnh bánh nướng thừa hưởng từ đất nước láng giềng, người Việt đã sáng tạo ra bánh dẻo như một nét độc đáo của riêng mình.
Bánh dẻo giản dị mà tinh tế với mùi hương hoa bưởi thoang thoảng của vùng quê Bắc Bộ, vị đỗ xanh nhẹ nhàng của buổi chớm thu, tạo ra mùi vị thanh tao khó quên. Cũng như bánh nướng vàng ươm màu nắng, bánh dẻo là sự kết tinh những gì tươi đẹp và thơm lành nhất của mùa lá rụng.
Chúc các bạn thành công và chia sẻ Bài viết/Clip/Video món ăn mình làm tới cộng đồng thích nấu ăn tại cungnauanngon@gmail.com.
Cách làm bánh Trung thu Nhật Bản Sakura Mochi ngon hết ý
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Sakura Mochi là món bánh trung thu đặc biệt đến từ xứ sở hoa anh đào. Sau đây sẽ là cách làm bánh Trung thu Nhật Bản Sakura Mochi ngon hết ý. |