Tình mẫu tử thiêng liêng
24 tuổi, chị Bình (Yên Thành, Nghệ An) đang là một giáo viên mầm non và có một gia đình hạnh phúc bên chồng cùng con trai 14 tháng tuổi.
Chị Bình đã tin rằng chị là người phụ nữ may mắn và hạnh phúc. Vậy mà một ngày bi kịch ập đến, chị đã suy sụp rất nhiều khi phát hiện bị ung thư xương.
Chị Bình chia sẻ: “Từ giữa tháng 11/2015, mình đi khám ở ở Bệnh viện K2. Khi chờ kết quả mình đã luôn hi vọng, cầu mong đó là dự đoán sai hoặc 1 kết quả tốt đẹp hơn. Mình không bao giờ nghĩ, mình còn trẻ mà lại bị ung thư như vậy”.
Nhưng rồi chị Bình phải hụt hẫng khi nghe chú mình nói chuyện điện thoại với ai đó trong quê rằng “Họ khẳng định 90% ung thư xương rồi”. Khi đó, chị điếng người.
Chị Bình là cô gái rất xinh đẹp (Ảnh: NVCC). |
Chị nhìn hết tất cả những người thân, ai cũng lúng túng để giấu chị kết quả xấu tệ ấy. Chị sốc, không thể chấp nhận sự thật nên đã bỏ chạy ra hành lang ôm mặt khóc một mình. Nhưng rồi nghĩ tới mẹ, chị trở lại.
Trưa đó, chị ăn hết 1 suất cơm từ thiện dù không còn cảm giác ngon miệng. Chị tự nhủ “Phải cố gắng vì mẹ, vì người thân trong gia đình”.
Những ngày sau, chị được chuyển sang Bệnh viện K3 Tân Triều và nằm điều trị ở Khoa Nhi. Chị biết, người thân ở quê ai cũng buồn và lo lắng cho chị. Hiệu trưởng của chị biết tin, sợ chị khóc nên cũng chỉ dám nhắn tin an ủi. Nước mắt chị cứ thế rơi và khóc nấc nghẹn ngào.
Những ngày nằm điều trị ở khoa Nhi Bệnh viện K3 Tân Triều, tiếp xúc với những em bé chỉ mới 2-3 tuổi nhưng bị ung thư cho chị thêm động lực điều trị. Có những em mắt sưng to, có những em trọc đầu sau xạ trị, có bé bị tháo đi một chân… chị giật mình. Rồi đây, chị cũng sẽ như các em, sẽ trải qua những nỗi mất mát. Nhưng chị không thể có được nụ cười ngây thơ như các em khi những đứa trẻ ấy, chưa hiểu chuyện người chuyện đời.
Đêm đầu tiên, chị nằm nhắn tin với chồng (chồng chị đi làm ăn ở nước ngoài), chị đã khóc liền mấy tiếng đồng hồ. Chị tự hỏi, phải chăng ông trời đang thử thách chị? Chồng chị biết tin, cũng không dám gọi điện động viên vợ, anh chỉ dám gửi những dòng tin nhắn động viên chị cố gắng. Chị nghẹn ngào khi nghĩ rồi mai đây chẳng may chị rời xa cuộc sống này, chồng chị sẽ thế nào? Chị sẽ không thể cùng chồng đi hết phần đời còn lại để chăm con. Mọi niềm tin vụn vỡ, sụp đổ.
Chị kể: “Bước vào điều trị hóa chất mình mệt lắm. Mình nôn nhiều. Nhưng mình cứ nghĩ phải cố gắng để về với con nhỏ ở nhà. Sau 3 đợt điều trị hóa chất, mình chuyển lên khoa ngoại, mổ sinh thiết lần nữa”.
Giữa tháng 3/2016 chị được chuyển vào mổ, khi đó chị rất bình tâm, cười đùa vui vẻ. Chị chỉ mong sao cuộc phẫu thuật thành công để về với gia đình, với con. Vậy mà, đến trước cánh cửa phòng mổ, chị lại bật khóc.
Chị Bình hạnh phúc bên con trai (Ảnh: NVCC). |
Rồi chị vào cánh cửa phòng phẫu thuật mọi thứ đều là một màu trắng tinh. Chị chìm vào một giấc ngủ đã được chuẩn bị trước. Mọi đau đớn không còn nữa. Cho tới khi chị tỉnh dậy…
“Tỉnh dậy thấy cha vào thăm, mình khóc òa, vì vừa đau vừa tủi. Về phòng, mình được cả gia đình chăm sóc, lo lắng chu đáo, tận tình, túc trực cả đêm. Mình nhận ra mình thật hạnh phúc, vì được sự quan tâm rất lớn của gia đình và đó cũng là nguồn động lực lớn giúp mình vượt qua tất cả” – chị kể.
Sau phẫu thuật, phải mất đi một phần cơ thể, chị đau đớn lắm. Chị đã không tin đó là sự thật. Nhưng rồi chị dần học cách chấp nhận. Giờ mỗi lần nhìn xuống đôi chân chị không còn khóc nữa. Chỉ chỉ thương cho bản thân, thương cho cuộc đời còn rất nhiều những ước mơ hoài bão dang dở của mình.
“Mình từng ước được một lần di du lịch với cả gia đình. Được cùng chồng con tham gia một chuyến phượt lên miền núi phía Bắc. Mình muốn nhiều lắm, nhưng giờ với đôi chân không còn lành lặn, chắc mình không thể nào thực hiện được nữa” – chị Bình nghẹn ngào.
Ngày 2/9 sắp tới cũng là sinh nhật con trai chị tròn 2 tuổi. Thế nhưng bà mẹ 1 con đang bị ung thư này luôn mong sao sẽ còn sống và được tiếp tục sống để có thể tổ chức thật nhiều sinh nhật cho con trai hơn. Chị nói rồi đưa tay gạt vội giọt nước mắt rơi trên mặt từ lúc nào.
Những người mẹ ung thư quyết bảo vệ con bằng mọi giá
Những ngày gần đây câu chuyện người mẹ đang mang thai bị ung thư vẫn quyết tâm đến cùng để cho con có cơ hội được nhìn ánh mặt trời đã làm nhiều người rơi nước mắt. Người mẹ trong câu chuyện này là chị chị Đậu Thị Huyền Trâm (Hà Tĩnh). Có “tin vui” gần 5 tháng, chị Trâm mới phát hiện bị ung thư phổi di căn.
Biết bệnh của mình, nhưng vì muốn giữ con nên Trâm không điều trị bệnh ung thư. Bác sĩ có tư vấn nếu muốn điều trị triệt để cho mẹ thì nên đình chỉ thai nghén nhưng thai phụ vẫn quyết tâm giữ con.
Sản phụ Trâm sau ca mổ (Ảnh: VietNamNet) |
Mẹ chị tâm sự: “Khi biết bệnh của Trâm, ai cũng khuyên cháu “bỏ thai” để tập trung chữa cho mẹ vì mẹ còn trẻ quá nhưng con gái tôi không chịu, nhất định phải giữ con lại. Hơn một tháng trời trong viện, Trâm không hề nằm, mà chỉ có ngồi để giữ con”.
Mang thai đặc biệt, đến lúc mổ lấy thai cũng rất đặc biệt. Đó là bởi các bác sĩ phải mổ khi bệnh nhân đang ngồi trên bàn mổ, hai y tá đỡ hai bên lưng, bác sĩ cúi ngang bàn để mổ lấy thai. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không thể gây mê, vì nếu gây mê thì khó có thể tỉnh lại được, bác sĩ cũng không dám tiêm thuốc an thần vì sợ dẫn đến suy hô hấp nặng hơn. Vì thế trong suốt ca mổ, bệnh nhân gần như tỉnh.
29 tuần thai, chị sinh hạ đứa con đầu lòng, bé được 1,2kg.
Trước đó, năm 2012, một ca mổ lấy thai cũng khiến nhiều người xúc động đã diễn ra tại TP.HCM.
Người mẹ này là chị Trần Thị Nga (32 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM). Vợ chồng chị Ngay hiếm muộn nên luôn khao khát có một đứa con. Suốt 5 năm chạy chữa, cuối cùng họ cũng đã có được đứa con đầu đời nhờ vào phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Nhưng vào tháng 5 của thai kỳ thì tai họa ập đến khi người vợ – sau một cơn đau bất ngờ và nhập viện – mới phát hiện mình đang bị ung thư giai đoạn cuối và các tế bào ung thư đã di căn. Vì mức độ phức tạp của nó, nên các bác sĩ ở Từ Dũ đã từ chối mong muốn của gia đình là giữ lại tính mạng của đứa trẻ. Họ khuyên gia đình thai phụ nên chuẩn bị sẵn tinh thần.
Không bỏ cuộc, gia đình sản phụ tiếp tục đặt hy vọng ở Bệnh viện 175 . 2 tháng sau khi nhập viện ở bệnh viên này, sức khỏe của người mẹ ngày càng yếu dần, còn thai kỳ đã phát triển tới tháng thứ 7.
Trải qua rất nhiều cuộc hội chẩn và bàn bạc ý kiến, các bác sĩ dường như đang đứng trước “ngã rẽ tử thần”. Cuối cùng, bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật bằng cách gây mê cho sản phụ.
Như một phép màu chưa đầy 3 phút sau vết mổ đầu tiên, em bé đã ra đời. Đó là 11h30 phút ngày 28/5/2012, bé trai nặng gần 1,7kg. Ngay khi tiếng khóc cất lên, cả phòng mổ dường như vỡ òa vì vui sướng và xúc động. Mặc dù chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa bởi chị đã về thế giới bên kia sau 7 ngày sinh con nhưng người mẹ vẫn vô cùng hạnh phúc vì trước khi lìa đời được nhìn mặt đứa con thân yêu của mình.
Chống chọi 7 tháng giành giật với tử thần để giữ sự sống cho con câu chuyện về người mẹ này này đã được tái hiện trong đoạn phim ngắn “Con phải sống”. Đoạn phim lấy nước mắt của không ít người xem.
Ung thư giai đoạn cuối: Người mẹ cắn răng mổ đẻ ngồi để sinh con
(Xã hội) – (Phunutoday) – Lấy đi nước mắt của nhiều người trong thời gian qua là trường hợp người mẹ ung thư giai đoạn cuối Đậu Thị Huyền Trâm phải mổ đẻ ngồi để sinh con. |
Xúc động: Những người mẹ ung thư vẫn nhường sự sống cho con
(Xã hội) – (Phunutoday) – Mặc dù mang trong mình những căn bệnh ung thư quái ác nhưng những người mẹ này vẫn dũng cảm đương đầu giành giật sự sống, bảo vệ con. |