2016-10-25 07:55:00
[]
{"benh-thuong-gap":"b\u1ec7nh th\u01b0\u1eddng g\u1eb7p","cach-phong-tranh":"c\u00e1ch ph\u00f2ng tr\u00e1nh","giao-mua":"giao m\u00f9a","thoi-tiet":"th\u1eddi ti\u1ebft"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzEwLzI1L25odW5nLWJlbmgtZ2lhby1tdWEtdGh1b25nLWdhcC12YS1jYWNoLXBob25nLXRyYW5oLTA3MjI0OS0xMTE4MDRuaHVuZy1iZW5oLWdpYW8tbXVhLXRodW9uZy1nYXAtdmEtY2FjaC1waG9uZy10cmFuaC5qcGc.webp
Array

Những bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Khí hậu thay đổi, trời chuyển lạnh đột ngột là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến hô hấp thường gặp nhất vào mùa hè-thu. Dưới đây là những nhóm bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa và cách phòng tránh.

 Những bệnh thường gặp lúc giao mùa

camcum

 

1. Cảm cúm:

Khi thời tiết giao mùa, nắng mua thất thường nên nếu hệ miễn dịch của bạn yếu, bạn sẽ dễ mắc cảm cúm. Hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi và trẻ em thường hay suy giảm trong giai đoạn giao mùa, vì vậy virus cúm rất dễ xâm nhập và gây bệnh cho hai đối tượng này. Để phòng ngừa, hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống niều nước tập luyện thể dục liền thường xuyên để tăng sức đề kháng, ngay rửa tay để loại trừ mầm bệnh lây lan, nơi ở phải thoáng mát, sạch sẽ để tránh vi khuẩn, virus trú ngụ.

2. Viêm họng:

Bệnh viêm họng thường có các triệu chứng như đau rát khi nuốt nước bọt, khàn tiếng, ho và đôi khi kèm theo sổ mũi. Nếu không điều trị kịp thời bệnh rất dễ dẫn đến viêm phổi và biến chứng ở cơ tim, van tim.


3. Viêm mũi dị ứng:

Viêm mũi dị ứng với triệu chứng liên tục hắt hơi, sổ mũi khiến nhiều người rất khó chịu và phiến toái. Bệnh thường không thể điều trị dứt điểm nếu đã trở thành mãn tính.

4. Bệnh đường ruột:

Nhiệt độ nóng lạnh thất thường làm thức ăn dễ nhiễm khuẩn gây ra các bệnh về đường ruột. Bệnh tiến triển nặng có thể làm xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn…

5. Bệnh viêm phổi:

Khí hậu hanh khô khi chuyển thu hay lạnh giá vào mùa đông, phổi rất dễ bị ảnh hưởng. Phải chú ý rèn luyện sức khoẻ để tăng cường sức đề kháng của phổi.

6. Đau mắt đỏ:

Để phòng tránh, phải chú ý giữ vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt, tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. Không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Nếu mắc bệnh cần nghỉ 7 – 10 ngày đẻ cách ly và điều trị dứt điểm , tránh lây lan sang người khác. Đồng tời, tránh đưa tay lên mắt, nên đeo kính khi ra ngoài, nhỏ mắt hàng ngày, giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng.

7. Dị ứng da:

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cùng sự sụt giảm độ ẩm không khí là tác nhân gây ra các chứng bệnh da liễu như khô nẻ, da dị ứng, mẩn đỏ… Bạn có thể bôi kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cho da. Còn với các chứng dị ứng, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

8. Đau xương khớp:

Trời trở lạnh cũng là lúc các khớp trên người bệnh nhân xuất hiện các cơn đau buốt và sưng tấy. Kèm theo đó là các hiện tượng diễn ra trên phạm vi toàn thân như sốt, xanh xao, sút cân… Người bị bệnh đau xương khớp phải chú ý phòng rét và mặc cho ấm, nhất là sau khi ra mồi hôi, không nên tắm bằng nước lạnh.

Cách phòng chống khi bệnh giao mùa

kham-noi-soi-in-1-large

 

– Trong các đợt rét, mọi người cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là 2 gan bàn chân. Chú ý giữ ấm về ban đêm, lúc đi ngủ. Ở miền núi có thể sưởi ấm bằng đốt củi. Đặc biệt phải giữ ấm cho các cụ già, trẻ em và trẻ sơ sinh.

– Đối với các bệnh gây thành dịch: Phải tiêm vắc-xin phòng dịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ. Khi có dịch phải thông báo ngay cho cơ quan y tế cấp trên. Khẩn trương cách ly người bệnh, phong tỏa và dập tắt ổ dịch.

– Mọi người trong vùng có nguy cơ lây theo đường hô hấp phải đeo khẩu trang, nhỏ thuốc sát trùng mũi, có dịch cúm thì tiêm vắc-xin phòng cúm, hạn chế các cuộc họp, tập hợp đông người. Nếu có bệnh dịch sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản phải chú ý diệt muỗi, nằm màn, diệt bọ gậy ở chum, vại, bồn, chậu chứa nước, khai thông cống rãnh, phun thuốc diệt muỗi.

Thực phẩm giúp phòng chống bệnh

Trà

5 tách trà đen mỗi ngày trong vòng 2 tuần có khả năng kháng lại các loại vi rút xâm nhập vào thân thể gấp 10 lần so với những người không có thói quen này. Vì các amino axit có trong trà có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng giúp bạn luôn có được sức khỏe dồi dào.

Bưởi

Bưởi có thể giúp điều trị một số bệnh giao mùa như cảm lạnh, tan sỏi mật, tăng cường miễn dịch Việc bạn dùng nước ép hay ăn bưởi đều tốt cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số trường hợp đang sử dụng các loại thuốc chống số, an thần hay cao huyết áp thì việc sử dụng nước ép bưởi có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể. Vì vậy khi đang dùng các loại thuốc trên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tỏi

Trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao và nhiều bệnh nâng cao sức khỏe. Tỏi có công dụng như phòng ung thư, chữa cảm cúm, chống viêm nhiễm…

Mật ong

Mật ong là một loại “thần dược” chữa bệnh cho cơ thể. Mật ong có thể chữa được bệnh cảm cúm bằng cách đơn giản là hòa 2 thìa cà phê mật ong vào 1 ly nước ấm. Sau đó uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, có thể phòng chống bệnh cảm cúm hiệu quả.

Ngoài ra, để phòng tránh bệnh khi thời tiết giao mùa, các bạn cần lưu ý những vấn đề như bảo đảm chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là nhóm vitamin C, A, giữ môi trường sống trong sạch và luyện tập thể thao đều đặn. Cụ thể: – Uống nước thường xuyên, bảo từ 2 lít đến 2,5 lít/1 người/1 ngày để thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng.

– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: Đặc biệt là vitamin C, A, kẽm. Trong đó, vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, dâu tây, rau cần, ớt xanh… Kẽm có nhiều trong thịt nạc, gan, lòng đỏ trứng, hàu… Vitamin A thì có nhiều trong cà rốt, thịt đỏ, đu đủ… Thực đơn cần cân đối giữa các nhóm dưỡng chất. – Sinh hoạt điều độ: Không làm việc quá khuya, ngủ đủ từ 7 đến 8h mỗi ngày. Thường xuyên luyện tập thể dục hàng ngày.

– Tiêm vắc xin phòng dịch theo mùa.

– Khi ra ngoài, cần đeo khẩu trang, nhỏ thuốc sát trùng để tránh nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh càng nhiều càng tốt.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...