Hiến khi làng giải trí Việt lại phải liên tiếp đón nhận những tin buồn như thời gian gần đây. Mới đây vừa chia tay Minh Thuận, Thanh Tòng… tưởng chừng như mọi thứ đã tạm lắng xuống thì mới hôm qua, nhiều người không khỏi bàng hoàng khi hay tin nghệ sĩ nổi tiếng đất Bắc Phạm Bằng ra đi vì bệnh viêm gan.
Sự ra đi của Phạm Bằng khiến bản thân những người nghệ sĩ vô cùng xót xa và tiếc nuối vì ông là một trong những “cánh chim đầu đàn” của nghệ thuật sân khấu khu vực phía Bắc. Phạm Bằng sinh ra trong một gia đình không có nhiều điều kiện. Mẹ ông là một phụ nữ bị gãy gánh hôn nhân ở vậy nuôi ba anh em ông khôn lớn. Vì thế khi Phạm Bằng quyết định đi theo con đườn nghệ thuật mẹ ông đã ra sức phản đối với lí do, nghề diễn không ổn định lại rất bạc bẽo. Tuy nhiên, ông đã cương quyết đến cùng vì hai chữ đam mê.
Nghệ sỹ Phạm Bằng từng trải qua nhiều vai diễn trước khi được khán giả biết đến trong những vở hài kịch của “Gala cười”, “Gặp nhau cuối tuần”… Thời trẻ, ông từng tham gia đội kịch nghiệp dư của nhà thơ Hoàng Cầm và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Sau đó, ông đầu quân cho Đoàn Văn công Hà Nội và bắt đầu nổi tiếng với những vai diễn phản diện khi được đạo diễn Nguyễn Đình Nghi đề nghị thử vai.
Với tuổi đời, tuổi nghề của một nghệ sĩ lão làng, Phạm Bằng khiến nhiều người khác phải kính nể. Với lối diễn xuất tự nhiên, phong thái thoải mái cùng vốn sống sâu rộng Phạm Bằng dễ dàng ghi lại ấn tượng trong lòng khán giả. Những vai diễn của ông đều mang đậm một dấu ấn riêng biệt không thể nào hòa lẫn với bất cứ ai. Mặc dù được đánh giá là một diễn viên chuyên nghiệp nhưng sự nổi tiếng của Phạm Bằng hầu hết lo do các vở kịch mà ông tham gia mang lại.
Đến thời điểm hiện tại, khán giả vẫn không thể nào quên biệt danh “ông Bằng hói” trong các tiểu phẩm của chương trình hài “Gặp nhau cuối tuần” phát sóng những năm 2000. Cũng từ sân chơi này, Phạm Bằng đã có công rất lớn trong việc đào tạo và giới thiệu ra những danh hài đình đám đến tận bây giờ như Công Lý, Quốc Khánh…
Trong tiểu phẩm “Con dấu”, Phạm Bằng vào vai cán bộ quan liêu, chuyên hạch sách người dân nhằm vụ lợi. Vở hài kịch này cũng lên án thói quen nhận tiền đút lót của một số cơ quan. Sự tung hứng giữa Phạm Bằng và Công Lý tạo ra câu chuyện vừa gây cười vừa thâm thúy. Còn trong “Phép vua thua lệ làng”, Phạm Bằng vào vai một cán bộ có cách xử lý tình huống cứng nhắc, gây khó khăn cho người dân. Vở hài kịch có sự tham gia của các diễn viên như Thanh Dương, Tự Long, Văn Hiệp… Tác phẩm phản ánh thói quen xấu của một số người có quyền chức, hay tự đặt ra luật lệ để làm khó những người xung quanh.
Đa số những vở kịch đều do một tay cố nghệ sĩ giàn dựng. Thời của ông không có đủ điều kiện nên một người phải làm việc của nhiều người. Ông vừa viết vừa chỉnh sửa kịch bản lại chỉ đạo diễn xuất và hướng dẫn các cháu mới vô nghề. Những chủ đề của vở diễn được Phạm Bằng khảo sát rất nhiều lần và hội ý với nhóm trước khi đem ra công chiếu. Vì vậy mà các tác phẩm của Phạm Bằng luôn khiến người xem thích thú và hào hứng. Trong mỗi tác phẩm đều chứa đựng hình ảnh của ông, rất giản dị nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi niềm bên trong.
Trong suốt 57 năm hoạt động nghệ thuật, Phạm Bằng để lại nhiều vai diễn ấn tượng cả trên sân khấu lẫn truyền hình. Ông từng vinh dự đoạt hai huy chương vàng trong Hội diễn Sân khấu toàn quốc với vai lý trưởng trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (ảnh) và vai Thương trong “Mớ đời Thương”.
Trong mắt bạn bè đồng nghiệp, Phạm Bằng là một người đáng kính trọng. Ông không hề tỏ ra ta đây mặc dù tuổi nghề của mình đã lên bậc “siêu cấp”. Ông tận tình hướng dẫn cho những ai không hiểu biết và thiếu thốn điều kiện hơn mình. Chính vì thế sự ra đi của ông khiến nhiều nghệ sĩ trẻ vô cùng đau xót.
Mặc dù nhận được nhiều thành công vang dội nhưng sự nghiệp của Phạm Bằng không hề đình đám như nhiều nghệ sĩ khác. Bản thân danh hiệu NSUT của ông cũng không có gì quan trọng đối với người nghệ sĩ này. Khi thấy các nghệ sĩ khác đều được phong danh hiệu ấy nhưng mãi chưa đến lượt mình Phạm Bằng vẫn không thắc mắc. Ông từng chia sẻ, công sức của mình là do khán giả nhìn nhận chứ không phải một tổ chức nào. Minh ăn cơm khán giả thì chỉ biết họ thôi, mọi thứ đều là vì họ. Những thức khác chỉ là phụ, có cũng được mà không có cũng không sao.
Thời trẻ Phạm Bằng được nhiều đánh giá là điển trai và phong độ. Tuy nhiên ông lại sở hữu một lối sống rất yên bình và chuẩn mực. Cuộc đời ông chỉ có mỗi mối tình với người phụ nữ trẻ hơn mình 8 tuổi. Đây là mối ân tình sâu nặng nhất cuộc đời ông theo chia sẻ của chính Phạm Bằng. Sự ra đi của vợ vào năm 2003 là một nỗi đau nhất đời của ông. Ông từng tâm sự: ‘Tôi đã mất tất cả kể từ khi bà ấy qua đời!’. Phạm Bằng cũng thổn thức: ‘Nhà tôi đi hơi sớm, dù lúc ấy đã 65 tuổi, nhưng với tôi vẫn là sớm. Giá bà ấy ở lại thêm vài năm nữa để tôi đỡ hụt hẫng.’
Theo nhiều người chia sẻ, thời gian ấy Phạm Bằng như bị suy sụp hoàn toàn. Ông như trầm cảm và không còn cảm hứng trong cuộc đời mình. Chính vì thế mà suốt hàng chục năm sau đó ông không hề rung động với bất cứ một người phụ nữ nào vì với ông, “không ai đủ chuẩn mực như bà ấy đâu”. Dẫu biết rằng sự ra đi của Phạm Bằng là điều tất yếu của quy luật tự nhiên nhưng nhiều người vẫn cảm thấy vô cùng tiếc nuối cho ông. Cả cuộc đời ông cống hiến cho nghệ thuật nhưng chính bản thân lại có một cuộc sống không mấy “tỏa sáng”. Rồi đây, hình ảnh “ông già đầu hói” gầy nhóm, bon bon chạy chiếc xe cúp cà tàn ở các sân khấu tại Hà Nội sẽ chỉ còn nằm trong miền ký ức của mỗi chúng ta…