1. Tía tô
Tía tô thường được dùng để trị cảm cúm. 1 tô cháo thịt bằm, thêm tía tô xắt nhỏ, chút gừng, ớt, tiêu hành là bài thuốc trị cảm cúm tuyệt vời, mà lại không hề kém phần thơm ngon so với những thứ cao lương mỹ vị khác.
Theo Y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng,… Tía tô là vị thuốc được xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi), phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Bên cạnh đó, tía tô còn có tác dụng làm đẹp da vì tía tô chứa nhiều các chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho da như vitamin A, C và các khoáng chất như can xi, sắt và phốt pho… Tía tô còn có tác dụng tốt cho phế quản, phổi mà theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào.
2. Hành
Tác dụng lớn nhất của hành là chống nhiễm khuẩn. Củ hành có tính kháng khuẩn rất tốt. Ăn hành có thể thanh trùng đường hô hấp, rõ nét nhất khi dùng dưới dạng ăn sống hay trộn dầu giấm. Nhai củ hành sống tuy khó chịu nhưng là biện pháp hữu hiệu để thanh trùng vùng họng bằng cách mượn cơ chế chảy nước mũi, trào nước mắt để tống các tạp chất bám trên niêm mạc đường hô hấp ra ngoài.
Củ hành giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong hành có chất flavonoids, hoạt động như một chất chống ô xy hóa có tác dụng ngăn chặn các khối u hình thành và phát triển, đồng thời thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bên cạnh đó, củ hành còn chứa một lượng lớn lưu huỳnh nên là thực phẩm đặc biệt tốt cho gan. Ăn khoảng nửa củ hành mỗi ngày có tác dụng hạ mức độ cholesterol xấu LDL, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
Do chứa lượng sắt dồi dào nên tiêu thụ hành tím có thể giúp đối phó với chứng thiếu máu. Loại gia vị này cũng có tác dụng giảm các triệu chứng viêm khớp và gút rất hữu hiệu.
3. Tỏi
Tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên tốt, có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm cúm, ăn sống, nấu trong các món ăn hay ngâm rượu uống 1 ly nhỏ vào buổi sáng đều rất tốt.
Tỏi có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, tỏi thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá, hô hấp và ngoài da.
Tỏi cũng được chứng minh có khả năng điều trị và dự phòng một số bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em như cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa. Đắp tỏi tươi tại chỗ có tác dụng khá tốt trong điều trị mụn cơm do virus. Gần đây, tỏi được phát hiện có khả năng diệt Helicobacter pylori, loại xoắn khuẩn có vai trò quan trọng gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Sử dụng 1-2 nhánh tỏi tươi mỗi ngày ở người lớn sẽ không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể ngoại trừ việc tạo ra mùi khó chịu của hơi thở và mồ hôi.
4. Sữa chua
Các bạn đã biết tới sữa chua có tác dụng làm đẹp và với bài này các bạn biết thêm một tác dụng nữa đó là phòng chống bệnh cảm cúm. Ăn sữa chua tiệt trùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp dạ dày bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều từ đó tránh được cảm cúm.
Các vi khuẩn lactobacillus trong các loại sữa chua có thể giúp làm giảm tình trạng viêm xảy ra khắp cơ thể, đặc biệt là ở những người bị viêm khớp. Các vi khuẩn lành mạnh cũng có thể làm giảm và ngăn chặn tình trạng viêm trong ruột, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và bàng quang.
5. Gừng
Với các hoạt tính kháng khuẩn mạnh, gừng đẩy mạnh sức đề kháng, hạn chế sự lây nhiễm của các loại virut nhất là virut cúm. Gừng chứa gingrol và shogaol tốt cho hệ hô hấp, thông mũi, thông xoang và chữa khỏi các chứng cảm mạo, viêm họng. Chỉ cần vài lát gừng tươi cho vào nồi canh hay một chén trà gừng cũng là một phương thuốc hữu hiệu giúp bạn có sức đề kháng tốt để phòng chống bệnh tật.