Tìm hiểu về những cơn nín thở ở trẻ
Những cơn nín thở ở trẻ là gì? Và làm thế nào để có thể hiểu hơn về những cơn nín thở ở trẻ, để có thể tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
Chứng nín thở tạm thời là gì?
Chứng nín thở tạm thời xảy ra khi trẻ ngừng thởi trong một khoảng thời gian ngắn, từ vài giây tới một vài phút. Cơn nín thở thường xảy ra trong một ngày hoặc ở thời điểm hiện tại và sau đó. Trẻ nhỏ nín thở thường có cơn nín thở đầu tiên trước khi được 18 tháng, mặc dù đôi khi các cơn nín thở có thể bắt đầu khi chỉ mới 6 tháng tuổi. Nín thở xảy ra nhiều nhất khi trẻ được khoảng 2 tuổi và thường kết thúc khi được 5 hoặc 6 tuổi.
Dường như trẻ nín thở là có mục đích, nhưng thực tế thì chúng không thể kiểm soát được hành vi này.
Những cơn nín thở ở trẻ là như thế nào?
Thường thì những cơn nín thở này không có chủ ý – chúng là một phản xạ tự động và trẻ không thể nào kiểm soát được chúng. Dù gây lo lắng cho những người chứng kiến chúng, những cơn nín thở thường không có hại và không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một cơn nín thở thường chỉ kéo dài khoàng một phút trước khi trẻ tỉnh lại và thở lại bình thường Trong hầu hết các trường hợp, những cơn nín thở có thể được dự báo và phòng tránh một khi nguyên nhân gây chúng đã được xác định. Trẻ sẽ không còn bị những cơn nín thở khi được 5 hoặc 6 tuổi.
Phân loại các loại nín thở
Những cơn nín thở khác nhau về nguyên nhân và đặc điểm:
+ Những cơn nín thở xanh tím
Những cơn nín thở này thường xảy ra khi một đứa trẻ ngừng thở và sắc mặt dần chuyển qua xanh tím. Những cơn nín thở này thường bị gây ra bởi một thứ gì đó khiến trẻ buồn, như bị phạt chẳng hạn.
Những bậc phụ huynh đã từng chứng kiến con mình bị nín thở xanh tím sẽ biết chính xác khi nào nó sẽ xảy ra vì sắc mặt của trẻ sẽ từ từ chuyển qua một màu xanh, từ xanh nhạt cho đến gần như tím.
+ Những cơn nín thở xanh xao
Loại nín thở này thì ít phổ biến hơn và khó dự báo hơn vì chúng thường xảy ra sau khi một đứa trẻ bị sợ hãi hoặc giật mình một cách đột ngột (như bị hù từ sau lưng chẳng hạn).
Không giống như những cơn nín thở xanh tím, sắc mặt của trẻ sẽ trở nên xanh xao, gần như trắng bệch trong suốt thời gian cơn nín thở xảy ra.
Lưu ý: Cả hai loại nín thở này đều khiến trẻ ngừng thở và mất nhận thực trong khoảng một phút. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị lên cơn động kinh. Cơn động kinh này sẽ không gây ra những tác hại lâu dài hoặc khiến trẻ phát triển một chứng rối loạn động kinh.
Khi nào thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
+ Nếu đây là lần đầu tiên con bạn bị lên cơn nín thở, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ. Mặc dù những cơn nín thở thường không có hại, đôi khi chúng cũng có thể là một dấu hiệu của những chứng bệnh tiềm tàng và cần phải được kiểm tra ngay lập tức.
+ Các bậc cha mẹ cũng nên chú ý là hầu hết những cơn nín thở đều là một phản xạ tự động đối với những cảm xúc mạnh (như giận dữ, sợ hãi hoặc chán nản), nhưng đôi khi chúng cũng có thể bị gây ra bởi các chứng bệnh như rối loạn động kinh, loạn nhịp tim, hoặc thiếu máu. Chữa trị những chứng bệnh này sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ bị lên cơn nín thở thường xuyên.
+ Thêm vào đó, khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện của nín thở thì các mẹ nên đưa trẻ nên gặp bác sĩ để bác sĩ có thể giúp bố mẹ xác định nguyên nhân gây ra nín thở ở trẻ, cách phòng ngừa những cơn nín thở trong tương lai, và cách đối phó khi trẻ bị lên cơn nín thở.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ nhé!