Tôi tự hỏi trên thế giới này có bao nhiêu đứa trẻ từng biết và chơi trò trốn tìm. Theo trí nhớ của tôi, tôi đã rất vui khi chơi trò đó nhưng ngày đó đơn giản chỉ là trò chơi. Khi đã lớn, tôi không chơi nó nữa, nhưng đôi khi lại thích lẩn trốn (cũng không biết có nên gọi là trốn tránh hay không) mà không muốn bị tìm thấy. Đôi khi tôi muốn gói trọn cho mình một thế giới riêng cùng những suy nghĩ vẩn vơ mà chẳng sợ ai cười cợt, phán xét.
Trong cái khoảng không ‘riêng tư’ đó, tôi cũng có thời gian để tự nhìn nhận lại bản thân và cuộc sống của mình. Và rồi bỗng một ngày, ai đó sẽ lại tìm thấy tôi, chẳng phải để chiến thắng trò chơi trốn tìm mà chỉ đơn giản là họ muốn đưa tôi bước ra hoà nhập với thế giới ngoài kia. Nhưng nếu như tôi chẳng bao giờ được tìm thấy, mọi cảm xúc cũng trở lên nhạt nhòa vỡ tan, dòng đời hờ hững bàng quan, thì khi đó trò trốn tìm kết thúc, trốn tránh trở thành một cách sống.
Tôi từng biết M., một cô bé 4 tuổi gần như không nói gì khi ra ngoài và chỉ rất hiếm khi mở miệng khi cô ở nhà. Cứ như vậy, nhiều năm trôi qua, chẳng có mấy người quan tâm hay tìm đến chơi với cô gái đó, M. lấn sâu vào thế giới của riêng mình trong nỗi tuyệt vọng và sự lãng quên.
Ảnh minh họa. |
Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên gặp M. trong một căn phòng đầy đồ chơi cùng bà mẹ hơn 30 tuổi cùng mái tóc đen và khuôn mặt cau có, khó chịu. Tôi nghịch tất cả đồ chơi của M. khiến cô không khỏi bị hứng thú, nhưng cho dù chúng tôi làm gì thì mẹ M. vẫn chẳng khi nào để ý tới chúng tôi. Với bà, chúng tôi như thể đang ở một thế giới khác và bà cũng chẳng quan tâm chúng tôi bày những trò gì.
Chúng tôi đã có những khoảng thời gian vui vẻ cùng nhau, Sandra đã cười nói rất nhiều và tôi chỉ muốn chúng tôi cứ vui mãi như vậy. Cho tới khi mẹ M. nhìn thấy cái đống hỗn độn chúng tôi vừa bày bừa, bà nhìn hai chúng tôi bằng đôi mắt miệt thị và giận giữ ‘nhìn cái đống rác chúng mày vừa bày bừa xem?’…Tôi không hiểu câu nói đó vào thời điểm đó nhưng cũng từ ngày đó, tôi chẳng gặp lại M. nữa. Mỗi lần nghĩ đến người mẹ đó và M. , tôi lại chẳng nén nổi đau lòng. Cô gái đó chẳng phải người muốn nép mình trong bóng tối nhưng tất cả những khao khát niềm vui hay tình bạn đều bị mẹ cô dọn sang một bên.
Mãi sau này khi tôi có cơ hội gặp lại người mẹ đó và tôi phát hiện ra những gì M. trải qua cũng là những gì mẹ cô cũng từng nếm trải. Mẹ cô không phải là kẻ vô tình mà chỉ là nỗi đau thế hệ tiếp nối thế hệ được bà nghĩ rằng đó là cách duy nhất khiến con gái bà hiểu bà đã từng sống như thế nào, đã từng giấu mình ra sao và nỗi tuyệt vọng khi chẳng được ai quan tâm hay để ý đến sự biến mất của mình như thế nào…
Đối với bà, đó là cách bà dạy con gái mình mạnh mẽ và tự lập. Và cũng như vậy, lựa chọn dấu mình vào một miền thế giới khác, không còn là một trò chơi nữa, mà đó là lựa chọn mà mẹ của M. muốn cô phải theo. Nhưng có lẽ, bởi bà luôn nghĩ mình đang làm đúng và dạy con đúng nên bà không biết rằng một khi M. chấp nhận cái lựa chọn đó, cũng là khi cô ấy không còn niềm tin hay kì vọng vào thế giới này, giống như bản thân cô sống qua ngày đoạn tháng, không biết mình vẫn luôn sống như vậy để làm gì trong khi có thể nếu mình biến mất cũng chẳng ai quan tâm cả, và cũng không cần biết mình là ai và vì sao lại đến với thế giới nghiệt ngã này… Mọi người đều nói, lẩn trốn là một thú vui nhưng trốn mà chẳng bao giờ được tìm thấy thì sẽ là địa ngục.
Chuyện con vịt ngủ trưa
(Xi nhan) – (Phunutoday) – Mỗi xã hội lại có phong cách khác nhau. Đứng đằng đông, nhìn trời tây, nói về phương bắc, kể chuyện phương nam thì được ích lợi gì?! |