Tin tức mới nhất về vụ việc học sinh bị đuổi học do mẹ trót lên trang cá nhân (Facebook) “than thở” về đồng phục nhà trường có chiếc cà vạt xấuvẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Chưa xét đến cội rễ vấn đề nhưng rõ ràng, bị đuổi học vì một chiếc cà vạt thật không đáng. Hơn nữa, bản thân em học sinh đó không hề liên quan đến sự việc mà là do người mẹ nổi hứng treo một cái “sờ-ta-tớt” có phần “hơi nặng” theo đánh giá của hội đồng trường Vstar.
Học sinh bị đuổi học chỉ vì mẹ trót lên “phây” chê cà vạt của trường xấu. |
Ai bảo Facebook là trang cá nhân – khi mà cá nhân nói những tâm tư của riêng mình luôn bị bàn dân thiên hạ kiểm soát gắt gao như thế? Đến việc ý kiến trên “tường của nhà mình” cũng bị soi xét đánh giá và ảnh hưởng đến một cá nhân khác thì tính cá nhân của cái “phây” e là đã không còn nữa rồi.
Nhiều ngôi sao đã vướng phải búa dìu dư luận khi trót đăng một bức ảnh “không vừa ý” cư dân mạng lên “phây”. Cũng không ít người vì “phây” chứa những quan điểm cá nhân một cách trần trụi mà vướng vòng lao lý, thân bại danh liệt.
Thế mới biết, đừng đùa với mạng xã hội, đừng đùa với cư dân mạng khi mà một ánh mắt trong veo của bạn hôm nay có thể bị quy kết thành tội “cố tình gây thương nhớ” vào ngày mai. Một tiếng ho nhẹ nhàng cũng có thể bùng lên thành căn bệnh quái ác.
Nhưng cũng nhờ Facebook mà nhiều tội phạm bị đưa ra ánh sáng, nhiều kẻ hèn nhát phải dừng lại những hành vi đê tiện của chính mình vì không thể đứng vững trước bão dư luận. Sáng nay vừa thoáng thấy bóng dáng người đàn ông bạo hành một phụ nữ suốt nhiều năm thì cuối giờ sáng, người đàn ông đó có thể đã bị gọi đúng tên, tuổi, địa chỉ, số nhà và ngồi bóc lịch để ngẫm nghĩ về hành vi vô nhân tính của mình. Trong nhiều vụ án mạng nghiêm trọng như thảm sát Bình Phước, thảm sát Yên Bái, song song với việc cơ quan công an điều tra bằng lực lượng tinh nhuệ, nghiệp vụ đỉnh cao thì cư dân mạng cũng nhanh chóng gọi tên Facebook cá nhân của các đối tượng.
Là bởi vì mạng ảo – đời thực, mọi cảm xúc cá nhân đều trở nên khó kiểm soát trong thế giới ảo và hậu quả khôn lường. Không nhiều người chọn sống thật trong thế giới ảo.
Thế nhưng, Vstar là một ngôi trường có tổ chức, có ban lãnh đạo và những thầy cô giáo đủ trình độ chuyên môn mới được công tác. Một tập thể tri thức, đời thực như thế lại để bị chi phối bởi những cảm xúc cá nhân nhất thời. Hành động đuổi học sinh vì chiếc cà vạt ở một môi trường giáo dụcthật thiếu giáo dục. Tổ chức thì không thể hành động theo cảm xúc, người lãnh đạo có tâm, có tầm sẽ không bao giờ để tư tưởng cá nhân chi phối công việc.
Theo thông tin từ đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM, đơn vị này đã lên tiếng khẳng định sẽ buộc nhà trường nhận lại học sinh nếu những tin tứcthời gian qua là sự thật. Nhưng những sự việc vô lý như thế này, đáng lẽ, Sở không thể “không biết”.
Đuổi một học sinh khỏi trường là một việc lớn, nó liên quan đến đạo đức và nhân phẩm của học sinh đó. Đã mang tiếng “bị đuổi” thì những cánh cửa mở ra sau đó sẽ có phần dè dặt, ngại ngần.
Cái “án” bị đuổi học đã tuyên, e học sinh khó lòng hòa nhập với môi trường đã từng không chấp nhận mình – dù với bất kỳ lý do gì.
Nói gì thì nói, chiếc cà vạt à, “mày” “xấu” thật đấy, chỉ vì mày mà em học sinh không một hình thức kỷ luật, chưa từng bị cảnh cáo lại bị đuổi học. Tại “mày” vô tri vô giác nên chẳng hiểu một điều cơ bản và đơn giản là, trẻ con không bao giờ đáng bị chịu tội cho những sai lầm của người lớn.
Các mẹ rút kinh nghiệm sâu sắc nhé. Chê gì thì chê đừng chê trên Facebookcá nhân, cả thế giới đang nhìn vào mình trong cái vỏ cá nhân đấy ạ.
Tâm thư của một con lợn
Những người chăn nuôi hãy nhớ một điều rằng cứu chúng tôi cũng chính là cứu con người. |
Chuyện ‘đào mỏ’: Người yêu hay… cây ATM?
Mỏ trong tự nhiên có nhiều loại: Mỏ vàng, mỏ bạc … Hoạt động “đào mỏ” chỉ khác nhau ở cấp độ (giá trị, sự chuyên nghiệp) chứ hoàn toàn giống nhau về bản chất |