Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường là tình trạng dối loạn chuyển hóa chất đường glucose trong máu khi insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể dẫn tới tế bào trong cơ thể không sử dụng được đường glucose trong máu, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh hiểm nghèo về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương…Vậy bệnh tiểu đường có chữa được không – Đây là câu hỏi mà rất nhiều người còn hồ nghi.
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Tiểu đường là một bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi. Cho tới nay không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường. Mục tiêu điều trị chính trong bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt đường huyết (thông qua chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc) và kiểm soát tốt biến chứng (bằng cách kiểm soát tốt đường huyết; kiểm soát tốt các bệnh cơ hội như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… phát hiện sớm và điều trị tích cực khi biến chứng xảy ra). Vì vậy khi lựa chọn sử dụng, bạn nên lưu ý đến những sản phẩm đáp ứng được cả 2 mục tiêu điều trị này.
Bệnh tiểu đường có chữa được không |
Tuy bệnh tiểu đường không có loại thuốc nào chữa trị được dứt điểm nhưng người bệnh cũng nên tự chữa trị cho mình bằng cách cách đơn giản và hiệu quả như sau:
Chế độ ăn uông hợp lý:
– Bệnh tiểu đường chế độ ăn uống không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.
– Bệnh nhân tiểu đường nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng.
Người tiểu đường không nên ăn các thực phẩm, thức ăn chế biến sẵn.
– Bệnh tiểu đường với chế độ ăn uống lành mạnh cần cung cấp các loại rau, quả và trái cây thường xuyên. Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn.
– Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn…Ngoài ra với bệnh tiểu đường chế độ ăn uống có thể bổ sung thêm sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, nhưng chỉ được dùng sữa không đường.
Áp dụng chế độ tập thể dục cho người bệnh tiểu đường
– Luyện tập thường xuyên và đúng cách, phù hợp với sức khỏe là một phương pháp điều trị mang lại nhiều lợi ích cho các bệnh nhân đái tháo đường. Đặc biệt, đối với các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường týp 2, thì tập thể dục thường xuyên là phương pháp điều trị ưu tiên và cần phải được lên kế hoạch chi tiết.
– Vì luyện tập thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày, mà còn có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài, giúp cơ thể làm tăng độ nhạy cảm với insulin máu, do đó nhu cầu insulin sẽ giảm đi và làm giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch như: xơ vữa động mạch, cao huyết áp.
– Đây là tác dụng cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, vì tình trạng giảm độ nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính gây tăng đường máu ở người bệnh. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn có thể còn giảm trung bình 5-10mmHg huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Giảm trọng lượng cơ thể, loại bớt lượng mỡ thừa ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Bệnh viêm gan nguy hiểm như thế nào?
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Viêm gan là bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người lại không biết bệnh viêm gan nguy hiểm như thế nào để có các phòng tránh. |