1. Nuông chiều, không khuyến khích con tự lập
Những bố mẹ quá bao bọc, kiểm soát con về mặt tâm lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tương lai của trẻ, khiến con thiếu tự tin và hay dựa dẫm.
Một đứa trẻ được nuông chiều, chăm sóc kỹ quá, khi trưởng thành và hòa nhập xã hội sẽ có xu hướng một người ích kỷ, coi mình là trung tâm, thậm chí là một người lười biếng.
Trẻ được nuông chiều dễ có tâm lí dựa dẫm, ỷ lại vào bố mẹ (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)
Khi được nuông chiều, đứa trẻ gặp khó khăn trong phát triển lòng tự trọng (tự đánh giá bản thân) và trong mối quan hệ với những người khác.
Trẻ cần được khuyến khích tự lập, nhất là ở độ tuổi thiếu niên để nâng cao khả năng giải quyết xung đọt, xây dựng các mối quan hệ cá nhân.
Ngoài ra, sự tự lập có thể giúp trẻ tăng khả năng kháng lại được những áp lực, rủ rê từ bạn bè cùng lứa và từ đó tránh được những cám dỗ trong cuộc sống sau này.
2. Áp đặt, kiểm soát con quá mức
Mặc dù quan tâm, sát sao tới con là điều tốt nhưng tới mức lúc nào cũng kè kè bên cạnh hay kiểm soát con một cách gắt gao thì có thể làm tăng mức độ lo lắng và trầm cảm ở trẻ. Những trẻ có bố mẹ kiểu này ít cởi mở với các ý tưởng mới, thiếu tự tin, và hay bất mãn.
Nhiều ba mẹ muốn con có tương lai tốt đẹp nên ngay từ nhỏ đã bắt con phải học cái này, làm cái kia mà không cần biết trẻ có hứng thú hay không. Phải “học giùm”, “thực hiện thay” những ước mơ của ba mẹ nên nếu vấp ngã, trẻ rất sợ ba mẹ trách móc mà chẳng hề quan tâm đến nguyên nhân.
Cha mẹ độc đoán dễ khiến trẻ cảm thấy bất mãn, thiếu tự tin (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)
Kiểu bố mẹ độc đoán, luôn yêu cầu con mà không hề giao tiếp cởi mở với trẻ sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy bất mãn, thiếu tự tin. Họ thường đưa ra các yêu cầu với con như: “Con phải đạt điểm 10 vì mẹ đã bảo thế rồi”. Đó là những lời áp đặt nghiêm khắc, vô lý khiến trẻ cảm thấy hoang mang vì chẳng hiểu vì sao lại cần như vậy.
Thay vì áp đặt lên trẻ những yêu cầu của mình, các bố mẹ nên giải thích vì sao trẻ cần làm theo những yêu cầu đó, chẳng hạn như việc đạt điểm tốt giúp trẻ có được những lợi thế gì trong quá trình học hành và tương lai sau này.
3. Lạnh lùng, xa cách với con
Tình cảm tích cực, gắn bó giữa bố mẹ và con cái sẽ giúp con dễ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống sau này.
Những trẻ không nhận được sự khích lệ, gần gũi của bố mẹ cũng hay thu mình lại và dễ lo âu. Cha mẹ lạnh nhạt cũng có thể gây các vấn đề về hành vi cũng như cảm giác bất an và rối nhiễu cảm xúc ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.
4. Hay la mắng, đánh đòn con
Phạt con bằng cách mắng nhiếc thậm tệ như la hét, chửi rủa hay dùng lời sỉ nhục có thể gây hại cho sự phát triển và thành công của con bạn về lâu dài.
Mắng nhiếc con gây ảnh hưởng tiêu cực chẳng kém so với phạt con bằng đòn roi, dễ khiến trẻ bị trầm cảm, thiếu tự tin.
Trẻ em thường xuyên bị cha mẹ phạt bằng roi vọt cũng dễ bị tổn thương về tình cảm và tâm lí. Chúng dễ trở nên hung hăng, chống đối và hay phá bĩnh khi ở trường.
Cha mẹ cần đánh giá đúng năng lực của con, tránh kì vọng quá cao hoặc quá thấp (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)
5. Kì vọng quá cao hoặc quá thấp vào con
Cha mẹ ít kì vọng vào con thì chúng sẽ không có động lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi việc. Khi bạn không khuyến khích trẻ thử thách bản thân để đạt được những kết quả cao hơn thì chúng không thể trở thành những người tốt hơn.
Cha mẹ đặt kì vọng quá cao ở trẻ sẽ khiến trẻ dễ có tâm lí sợ thất bại, sợ sai và trong mọi công việc, trẻ không dám nói, không dám làm vì sợ bố mẹ thất vọng.
Điều quan trọng ở đây là cha mẹ cần đánh giá đúng năng lực của con, không quá kỳ vọng nhưng cũng không nên đánh giá thấp khả năng của trẻ, tạo cho trẻ niềm tin vào bản thân và động lực cố gắng để đạt được thành công trong cuộc sống.
6 việc cha mẹ không thể bỏ quên khi chuẩn bị cho con vào lớp 1
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Nhiều cha mẹ lo lắng cho con học đọc, học viết, học tính trước khi vào lớp 1 nhưng lại bỏ quên nhiều điều còn quan trọng khác. |