Chăm sóc cho người bị bệnh ung thư phổi
Để có thể điều trị tốt nhất cho người bị bệnh ung thư phổi thì người bệnh không những phải tiếp nhận điều trị mà người nhà bệnh nhân cũng nên chú ý đến chế độ chăm sóc cho bệnh nhân để có thể giúp người bệnh có thể chống trọi với căn bệnh này.
Làm thế nào để có thể chăm sóc cho những người bị ung thư phổi
Chăm sóc cho người bị ung thư cần phải chú ý những gì luôn là nỗi lo lắng cũng như là những điều còn thắc mắc của rất nhiều người. Để có thể giải đáp được những thắc mắc đó, chúng ta hãy cùng “ngó qua” cách chăm sóc cho người bị ung thư phổi nào:
Nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Người bị ung thư phổi nên kiêng gì?
+ Đối với những bệnh nhân có nhiều đờm trắng dạng bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng, nhầy hoặc sợ lạnh thì nên kiêng ăn các món nhiều mỡ, hải sản, lạc, khoai lang.
+ Ngoài ra người bị ung thư nên kiêng ăn quá nhiều thịt và chất tanh. Ngoài ra nếu ăn quá ít rau tươi cũng khiến lượng vitamin C đưa vào không đủ, dễ gây ra ung thư cục bộ ở hệ thống hô hấp.
+ Hãy nói không với thuốc lá. Vì hút thuốc lá sẽ hun đốt làm tổn thương lá phổi, khiến đờm thấp không ngừng sinh ra và ngưng tụ, gây ra ho, đờm nhiều, khạc ra máu, khí cấp tăng lên dữ dội, từ đó bệnh tình ngày càng xấu đi, có thể chóng đi đến tử vong.
Khi chăm sóc người bị ung thư phổi thì cần phải lưu ý những điều gì? |
+ Người bệnh không nên dùng dùng sữa bò, các loại đường là những thứ nhầy dính, dưỡng âm, để tránh trợ thấp nếu xuất hiện những triệu chứng như bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, tỳ hư thấp nặng. Ngoài ra thì người bênh cũng cần kiêng các thức dưa muối, trái cây sống lạnh và các thức dầu mỡ ngậy béo để tránh trợ hàn thấp và sinh đờm.
+ Người bênh cũng tuyệt đối không nên ăn các thức ăn cay, nóng cũng không tốt cho sức khỏe của người bệnh.
Người bị ung thư phổi nên ăn gì?
Để có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh thì người nhà bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách điều trị cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh.Tuy nhiên người nhà bệnh nhân cũng nên chú ý:
+ Chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp.
+ Nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối bởi do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày.
+ Nên tăng cường các nguồn dinh dưỡng giàu protein như , trứng, cá, thịt gà, vịt,…
+ Không bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, Selen dưới dạng thuốc vì các thuốc này thường làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cũng không nên dùng vitamin B12.
+ Người bệnh cần uống đủ nước để để bù nước cũng như làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư.
Ngoài chế độ dinh dưỡng thì người bệnh cũng nên chú ý một số điểm sau khi chăm sóc bệnh nhân:
+ Cần phải duy trì một cân nặng của cơ thể khoẻ mạnh.
+ Thường xuyên tập thể dục thường xuyên.
+ Nên ăn nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo mỗi ngày, tuy nhiên cũng nên hạn chế ăn chất béo và tránh axít béo.
+ Nên chọn những loại trái cây giàu chất xơ, rau củ và ngũ cốc và cũng như cần phải hạn chế ăn ít thức ăn có lượng muối cao.
+ Nên hạn chế sử dụng những đồ uống có cồn
+ Khi chế biến nên dùng những thực phẩm tươi sống và cần phải đảm bảo chế biến kỹ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những biểu hiện của bệnh ung thư phổi
Xuất hiện những cơn ho nhiều, kéo dài
Một trong những triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp. Đó là những dấu hiệu như khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Có thể kèm triệu chứng khan tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.
Bỗng dung bị đau tay, vai và các ngón tay
Theo các bác sĩ thì khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da.
Bị sụt cân nhanh chóng mà không tác động vào
Trong bất kì trường hợp nào, sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục… thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư.
Cảm thấy không ngon miệng khi ăn
Tự dung bạn cảm thấy chán ăn và ăn không ngon miệng thì càng dễ kết luận nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong cơ thể bạn gây ra, không ngoại trừ khối u ở phổi, dẫn đến ung thư phổi sau này. Khối u này sẽ là tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình trạng trên.
Thường xuyên bị nhiễm trùng
Một dấu hiệu báo trước đó là khi bị ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác.
Đặc biệt, nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp X-quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.
Nếu xuất hiện những dấu hiệu này thì các bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có những biện pháp điều trị cho phù hợp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé.
Ung thư dạ dày sẽ tìm đến bạn rất nhanh khi ăn 7 món này
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Ung thư dạ dày sẽ tìm đến bạn rất nhanh khi ăn 7 món này – cần chú ý và tránh xa ngay lập tức! |
Hãy khám ung thư ngay nếu buổi sáng thức giấc mà có dấu hiệu này
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Hãy đi khám ngay bệnh ung thư nếu buổi sáng thức giấc mà có dấu hiệu này – các bạn chú ý nhé! |