Khi trẻ bị viêm da dị ứng nên chăm sóc trẻ như thế nào?
Viêm da dị ứng cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài sự điều trị của bác sĩ thì nên chăm sóc cho trẻ khi bé bị viêm da như thế nào là tốt nhất?
Viêm da dị ứng là gì?
Theo các bác sĩ thì viêm da dị ứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em, tuy nhiên bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đặc biệt là những người sống ở thành phố và các khu vực khí hậu khô có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn. Đây là bệnh mãn tính về da, tình trạng da có thể khô và ngứa, phù nề, chảy nước, bong vảy,…
Khi trẻ bị viêm da dị ứng nên chăm sóc cho trẻ như thế nào?
Khi bị viêm da dị ứng sẽ làm cho trẻ bị mất nước, khô da, gây tổn thương dạng khe nứt nhỏ trên da là đường vào cho các tác nhân kích thích, dị nguyên và vi trùng. Do vậy, ngoài sự điều trị của các bác sĩ thì bạn cũng nên chú ý chăm sóc cho trẻ theo những lưu ý dưới đây nhé:
Khi trẻ bị viêm da dị ứng nên làm gì? |
+ Hãy chú ý đến việc làm sạch da cho trẻ:
Đối với trẻ khi bị bệnh, nên tắm rửa trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 – 20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Ngâm da 1 – 3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh.
+ Có thể bôi chất làm ẩm:
Bởi viêm da sẽ luôn là cho da trẻ trở nên khô nóng, bởi vậy để duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày cần bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm.
Khi thời tiết trở nên khô hanh nên chọn loại thuốc mỡ, vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn. Tuy nhiên, dù bôi thuốc gì thì các mẹ cũng nên tham khảo sự chỉ định của các bác sĩ.
+ Làm giảm ngứa cho trẻ:
Trong thời gian trẻ bị viêm da nên duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ, vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ. Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, vớ ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa.
Cúng theo lời khuyên của các bác sĩ thì những chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn và các sản phẩm chăm sóc da phải tránh dùng. Ngoài ra nên chọn quần áo thấm mồ hôi, cho trẻ ở phòng máy lạnh để giảm ra mồ hôi. Tránh những thức ăn dị ứng. Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.
Tuy nhiên chỉ bôi thuốc kháng viêm, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm, tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng, hoặc nếu tổn thương da không giảm sau 1 tuần để được khám và điều trị kịp thời.
Cũng theo đó, các bác sĩ cũng khuyên các người mẹ cần phải đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tránh dùng các thuốc không rõ nguồn gốc điều trị. Ngoài ra cũng cần phải điều trị duy trì kể cả khi bệnh đã thuyên giảm để tránh tái phát và các biến chứng.
Khi trẻ bị sởi nên chăm sóc cho trẻ như thế nào?
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Sởi là căn bệnh luôn “rình rập” trẻ nhỏ, vậy nhưng nếu như bé yêu của bạn đã bị sởi thì nên chăm sóc cho trẻ như thế nào? |
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Viêm phế quản là một trong những bệnh hô hấp rất hay gặp đặc biệt ở trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để nhận biết được trẻ có bị viêm phế quản hay không? |