Theo đó, nhóm các chuyên gia đã tìm ra cách phát triển các tế bào mới cho ốc tai. Ốc tai có cấu trúc xoắn ốc và chia ra làm ba ống, ống ốc tai giữa bao gồm các cơ quan Corti có nhiệm vụ cảm âm thanh.
Hiện quá trình nghiên cứu đang được thực hiện trong một phòng thí nghiệm tại Đại học Juntendo ở Tokyo, Nhật Bản. Tại đây, nhóm nghiên cứu sẽ thay đổi đột biến ở một gen được gọi là Gap Junction Beta 2 – gen nằm trên nhiễm sắc thể 13 là một trong những nguyên nhân chính gây khiếm thính một phần hay toàn bộ.
Họ hy vọng liệu pháp mới này có thể được áp dụng trong vòng năm đến 10 năm, qua đó chữa khỏi hoàn toàn cho những người bị điếc bẩm sinh do di truyền.
Giáo sư Kazusaku Kamiya, một chuyên gia về các bệnh tai đồng thời là người dẫn đầu nghiên cứu cho biết: “Tôi rất vui mừng với những gì chúng tôi đã làm. Hy vọng công việc này sẽ hình thành phương pháp chữa bệnh cho một dạng điếc di truyền. Chúng tôi đã tìm thấy một cách để cấy các tế bào gốc ghép ốc tai. Bước tiếp theo là tìm ra cách để tiêm an toàn vào lỗ tai của bệnh nhân.”
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1,5 đến 3 trẻ điếc bẩm sinh. Tại Việt Nam, theo khảo sát của tổng cục Dân số, riêng năm 2013 đã có 5.000 trẻ nghe kém trên 1,2 triệu trẻ chào đời.