Giá trị dinh dưỡng của cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì chứa mười hai loại axit amin, tám trong số đó rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác bao gồm: vitamin A, E, và B-12, canxi, phốt pho, natri, kali, sắt, magiê và kẽm. Có lúa mì cũng chứa chất chống oxy hóa và chất diệp lục tạo màu xanh lá cây.
Lợi ích của cỏ lúa mì
Do có đặc tính chống oxy hóa manh, cỏ lùa mì giúp bảo vệ khỏi các gốc tự do đặc biệt gây hại cho tế bào trong cơ thể, đồng thời cũng góp phần vào quá trình chống lão hóa.
Chất diệp lục được tìm thấy trong cỏ lúa mì giúp bổ sung oxy cho máu. Chất diệp lục làm sạch gan, mô và các tế bào cũng như thanh lọc máu cho cơ thể, giúp loại bỏ độc tố có hại.
Nhiều báo cáo cho thấy cỏ lùa mì giúp tăng cường tiêu hóa, giảm các triệu chứng của viêm loét đại tràng.
Ngoài ra, cỏ lùa mì còn có nhiều tác dụng khác như: làm sạch da, chữa viêm họng, ngăn ngừa sâu răng, chữa lành vết thương, chữa bệnh vẩy nến, cải thiện viêm xoang, giảm giãn tĩnh mạch, giãm các triệu chứng mãn kinh, chữa bệnh viêm nướu răng, khử trùng.
Cách sử dụng cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì có nhiều dạng chế biến khác nhau. Tuy nhiên cách phổ biến nhất là xay làm sinh tố. Bên cạnh đó, chúng có thể được nén thành dạng viên thuốc hoặc bột, trộn vào thực ăn hoặc thêm vào các loại thực phẩm.
Nếu uống sinh tố cỏ lúa mì nguyên chất, có thể bạn sẽ cảm thấy không quen. Tuy nhiên nếu được pha loãng trong các loại nước trái cây khác, bạn sẽ dễ uống hơn.
Mua cỏ lúa mì ở đâu
Cỏ lùa mì được bán trong các cửa hàng thực phẩm lành mạnh hoặc các trang bán hàng trực tuyến.
Như bạn thấy, cỏ lúa mì có rất nhiều công dụng và lợi ích sức khỏe quan trọng. Bằng cách đưa cỏ lúa mì vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể hơn cũng như bảo vệ sức khỏe được tốt hơn.