2016-12-11 20:05:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"benh-kho-mieng":"b\u1ec7nh kh\u00f4 mi\u1ec7ng","dieu-tri-kho-mieng":"\u0111i\u1ec1u tr\u1ecb kh\u00f4 mi\u1ec7ng","khac-phuc-kho-mieng":"kh\u1eafc ph\u1ee5c kh\u00f4 mi\u1ec7ng","kho-mieng":"kh\u00f4 mi\u1ec7ng"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzEyLzExL21heHJlc2RlZmF1bHQtMTkzOTU2LmpwZw.webp

Phải làm gì nếu bị khô miệng?

Có bao giờ bạn gặp tình trạng khô miệng? Có lẽ hầu hết chúng ta đều gặp tình trạng này. Mặc dù có vẻ không nghiêm trọng, nhưng kì thực, tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề cho răng miệng.

Vấn đề khô miệng khiến bạn không thoải mái, thậm chí không đủ nước bọt còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Bạn cần nhiều nước bọt để bôi trơn các mô trong miệng, làm sạch các hạt thức ăn, trung hòa axit từ vi khuẩn mảng bám và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Chính vì vậy, không đủ nước bọt có thể khiến bạn có nguy cơ sâu răng hay bệnh nướu. Nếu không được điều trị, bệnh viêm nướu có thể gây biến chứng cho răng miệng như sưng nướu hoặc chảy máu, răng lung lay thậm chí là hỏng răng.

Căng thẳng, lo âu cũng có thể là nguyên nhân khô miệng. Bởi thực tế đã chứng minh, các loại thuốc dị ứng, hạ huyết áp và chống trầm cảm đều có tác dụng phụ là gây khô miệng.

Bệnh nhân ung thư điều trị bằng hóa chất cũng có thể bị khô miệng do việc điều trị làm giảm tiết nước bọt. Thủ phạm khác gây ra hiện tượng này là tiểu đường, mang thai, thời kỳ mãn kinh và lão hóa.

Empty

Khô miệng có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho răng miệng

Ngoài biện pháp uống nước để chống khô miệng, còn một vài biện pháp khác như:


Nhâm nhi nước không đường mọi lúc mọi nơi.

Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo không ngọt dể kích thích tiết nước bọt.

Sử dụng các loại nước súc miệng không cồn.

Tránh hút thuốc lá, rượu bia và thức uống chứa caffeine.

Dùng máy tạo ẩm trong phòng ngủ nếu miệng của bạn khô vào ban đêm.

Empty

Uống nước thường xuyên để hạn chế tình trạng khô miệng

Nếu miệng bạn vẫn khô sau khi thử tất cả các biện pháp trên? Hãy gặp nha sĩ nhờ tư vấn cách sản phẩm thay thế nước bọt hoặc kê thuốc kích thích tiết nước bọt.

Bởi vì bệnh khô miệng dễ gây biến chứng và ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, nên chúng ta cần chải răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần một ngày, thường xuyên nhai kẹo cao su, nhẹ nhàng xỉa răng ít nhất một lần một ngày. Bên cạnh đó, thăm khám nha sĩ thường xuyên cũng là thói quen tốt giúp hạn chế các vấn đề không tốt cho răng miệng.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...