Hôi miệng là căn bệnh rất phổ biến mà nhiều người mắc phải. Nó khiến bạn vô cùng mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt với những người giao tiếp nhiều.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân chính của bệnh hôi miệng này thì có khá là nhiều nguyên nhân gây nên như: hút thuốc, khô miệng, uống nước ít hay là ăn uống có vấn đề hoặc không thể loại trừ nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém.
Mùi khó chịu từ miệng phát sinh từ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (Volatiti Sulfur Compounds). Các hợp chất lưu huỳnh này được hình thành từ các vi khuẩn chuyển hóa chất bã khi chúng ta ăn uống, xác vi khuẩn, các tế bào bong tróc trong khoang miệng.
Trong miệng của mỗi người đều chứa các thành phần trên, nhưng nếu các thành phần này cao hơn mức bình thường, tạo thành mùi khó chịu khi chúng ta thở, nói chuyện, gây ra chứng hôi miệng.
Nước muối – thần dược trị hôi miệng
Trong dân gian, muối tinh pha với nước tạo thành hỗn hợp nước muối giúp ngừa đau họng, sâu răng và nó còn là cách chữa khá hiệu quả cho bệnh hôi miệng.
Hỗn hợp nước muối loãng giúp bạn ngăn ngừa mảng bám trong răng, diệt các vi khuẩn có ở lưỡi và lợi của bạn. Để đạt được tác dụng nhanh nhất, bạn nên súc miệng nước muối loãng ít nhất là 3 lần 1 ngày.
Cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất bằng muối thật đơn giản, điều quan trọng nhất đó chính là sự kiên trì và thường xuyên thực hiện phương pháp này, không nóng vội bởi để có kết quả như ý nhất các tế bào nướu cần được chữa lành.
Lưu ý:
Đánh răng hàng ngày sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong kẽ và chân răng.
Cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn và thức ăn thừa còn bám trên lưỡi.
Uống thật nhiều nước, ít nhất là 2 lít/ ngày để cung cấp nước cho cơ thể, tránh bị khô miệng sẽ gây mùi hôi.
Không sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành tỏi, cà phê, thuốc lá, rượu bia,..
Thường xuyên nhai kẹo cao su.
Ngậm và súc miệng bằng nước muối hàng ngày để khử mùi và hạn chế viêm lợi.