Dưới đây là 10 bí quyết của họ mà bạn có thể tham khảo.
1. Ăn các loại cháo
Nhiều người già trên 100 tuổi đặc biệt rất thích ăn cháo, đặc biệt là cháo yến mạch. Họ hình thành thói quen ăn 3 bữa cháo, buổi sáng và tối ăn cháo loãng, buổi trưa ăn cháo đặc hơn một chút, định lượng mỗi bữa là một bát con. Theo họ, ăn cháo rất “lành” đối với cơ thể và dễ tiêu hóa.
2. Ăn hạt kê
Kê là một loại lương thực dạng hạt sau khi đã được bỏ vỏ, thường là thực phẩm dùng để bồi bổ cơ thể của những người già thể lực yếu hay có bệnh tật. Theo y học cổ truyền, hạt kê có tác dụng bồi bổ cho ngũ tạng, giúp tốt cho dạ dày đường ruột, tăng cường tuyến nước bọt, tốt cho gân cốt và cơ bắp.
3. Ăn ngô
Lúa, ngô và kê là 3 loại lương thực chính trên thế giới, được thế giới mệnh danh là “cây lương thực vàng”, cũng là thực phẩm chủ yếu không thể tách rời đối với những người sống thọ. Theo một điều tra cho thấy những người Mỹ da đỏ thường xuyên ăn ngô không bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Các chuyên gia phát hiện ra rằng, trong ngô có chứa lecithin, acid linoleic, vitamin E có tác dụng ngăn chặn cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
4. Uống nửa lít sữa mỗi ngày
Tại Mỹ có 25.000 người sống đến 100 tuổi, trong đó có 80% là nữ giới, trong thực đơn ăn uống hằng ngày thường có sữa. Người Mỹ có một câu tục ngữ đại ý “uống sữa làm xương cốt rắn chắc hơn”. Bà Benin 100 tuổi, mỗi ngày đều uống 2 ly sữa hoặc hơn, nhờ vậy dù đã 100 tuổi, bà vẫn không bị bệnh loãng xương.
Hàm lượng lysine trong sữa tương đối cao, cholesterol thấp với toàn bộ carbohydrate là lactose, trong đường ruột chuyển hóa thành axit lactic, ức chế tác dụng hình thành vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Hàm lượng canxi trong sữa rất cao, tỷ lệ hấp thu cũng rất cao,ngoài ra trong sữa cũng chứa nhiều vitamin A, D, riboflavin… và các loại chất khác.
5. Ăn 1 quả trứng gà mỗi ngày
Tiến sĩ Chert Hansheng nhà kinh tế học nổi tiếng có tuổi thọ 100, đã tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng học, mỗi ngày kiên trì ăn uống theo phương châm ba số 1: “Sáng ăn 1 quả trứng gà, tối uống 1 cốc sữa, buổi trưa ăn 1 quả táo to”. Sắp xếp một chế độ ăn uống khoa học, ăn để mang lại sức khỏe cho cơ thể.
Theo kết quả xét nghiệm của các nhà dinh dưỡng học, trong lòng trứng trắng có chứa nhiều nước và protein. Ngoài ra lòng trắng trứng còn rất giàu các axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất được. Protein trong lòng trắng trứng có tác dụng khôi phục lại những mô tổn thương trong gan.
Hàm lượng lecithin trong lòng đỏ trứng có thể thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào gan, còn có thể cải thiện lượng protein trong huyết tương của cơ thể, tăng cường chức năng trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể. Lecithin cũng có thể cải thiện trí nhớ của con người.
Lòng đỏ trứng rất giàu muối vô cơ, canxi, photpho, sắt và các loại vitamin.
6. Ăn khoai lang
Khoai lang xứng đáng là kho báu ẩm thực của những người sống thọ.
Nhiều người thường nói: “Khoai lang là một kho báu, mỗi bữa không thể tách rời”. Một nghiên cứu đã phát hiện, khoai lang có 5 công dụng lớn sau đây:
- Hoà huyết bổ khí, giàu dinh dưỡng
- Thông khí, hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa
- Ích khí tăng nước bọt, tăng cường miễn dịch
- Chứa chất chống ung thư, có thể phòng ngừa chống ung thư
- Chống lão hóa, chống xơ vữa động mạch.
Theo các chuyên gia y tế, khoai lang rất giàu mucin, nó có thể ngăn chặn sự teo mô liên kết của gan và thận, tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể, còn có thể loại bỏ tác dụng hoạt tính của các gốc oxy tự do, là nguyên nhân gây lão hóa và ung thư. Bởi khoai lang rất giàu canxi và magie nên có thể phòng chống bệnh loãng xương. Đây là lý do có thể thấy, nguyên nhân tại sao khoai lang xứng đáng là vật báu ẩm thực của những người sống thọ.
7. Đậu phụ
Thành phần chính của đậu phụ là protein và isoflavone, có các tác dụng như ích khí, bổ khí, giảm nồng độ chì trong máu, bảo vệ gan, thúc đẩy sự trao đổi chất hiệu quả, thường xuyên ăn đậu phụ tốt cho sức khỏe và sự phát triển trí tuệ. Người già thường xuyên ăn đậu phụ có tác dụng điều trị hiệu quả các triệu chứng như xơ cứng động mạch, loãng xương…
8. Bắp cải, cải thảo, và các loại rau khác
Có thể thấy, thường xuyên ăn bắp cải có thể hỗ trợ loại bỏ bệnh tật. Bắp cải có chứa khoáng chất, vitamin, protein, chất xơ thô, carotene, cũng chứa các chất phân giải enzym đường nitrosamine (chất gây ung thư). Xuất phát từ công dụng trị bệnh để nhìn nhận, bắp cải có 7 công dụng lớn đó là dưỡng vị, lợi đại tràng, giải rượu, lợi tiểu, giảm lipid máu, thanh nhiệt, chống ung thư…
9. Ăn củ cải vào mùa đông
Các chuyên gia y học Trung Quốc nhận định, củ cải có thể hỗ trợ giúp loại bỏ sự trì trệ, hỗ trợ tiêu hóa, điều trị ho đờm mất tiếng một cách hiệu quả, ngoài ra còn có thể điều trị nôn ra máu, chảy máu cam, giảm cơn khát, điều trị kiết lỵ, giảm đau đầu, lợi tiểu; ăn sống giúp giảm cơn khát, giải nhiệt cơ thể, hóa đờm giảm hen suyễn và hỗ trợ tiêu hóa; hấp chín ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho tì vị, và có công dụng bồi bổ đáng kể.
Ăn một chút củ cải sau đó uống chút trà, sẽ có thể loại bỏ sự khô nóng, loại bỏ sự tích tụ khí nhiệt độc cơ thể, có tác dụng khôi phục tinh thần rất hiệu quả. Củ cải kho lẫn với thịt, là một món ăn rất ngon. Nhưng chú ý củ cải không nên ăn cùng với nhân sâm và cam.
10. Ăn cà rốt
Cà rốt rất giàu vitamin A, nhất là carotene. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà rốt cung cấp các loại chất dinh dưỡng khác nhau có thể chống lại các loại bệnh như tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp và xơ cứng động mạch.
Carotene dễ hấp thu vào cơ thể, sau đó chuyển hóa thành vitamin A, từ đó có thể chữa bệnh quáng gà và khô mắt do thiếu vitamin A. Cà rốt chỉ có thể hòa tan trong dầu mỡ chất béo mới có thể được cơ thể dễ dàng hấp thu.
Do đó, những người già có kinh nghiệm thường cắt cà rốt thành lát hoặc thái sợi nhỏ để xào, như vậy hàm lượng carotene có thể lưu giữ tới hơn 79%, nếu cắt miếng và xào, hàm lượng carotene có thể lưu giữ tới 81%, cắt lát xào với thịt, tỉ lệ hàm lượng carotene lưu lại cao.