Email nói gì về cách hẹn hò của bạn?
Để xem trong tình yêu bạn sẽ là người lý trí, quyết đoán hay ủy mị và hy sinh trong yêu, chúng ta hãy cùng khám phá hòm thư email của các bạn nào!
Email nói gì về cách hẹn hò của bạn?
1. Thông thường email bạn viết cho người mà bạn đang hẹn hò dài bao nhiêu?
a. Một vài đoạn. Bạn không thích nói nhiều về cảm xúc của mình.
b. 2 đoạn ngắn.
c. Mấy dòng thôi. Chẳng ai muốn đọc thư như dài như tiểu thuyết.
2. Thông thường, sau bao nhiêu email qua lại, hai người chat qua điện thoại hoặc rủ nhau đi uống café?
a. 10 hoặc hơn. Theo bạn đây là cách rất tốt để hiểu về nhau.
b. Từ 5 đến 10 lần.
c. Chỉ khoảng từ 2 đến 3 lần thôi.
3. Bạn thường đặt câu hỏi như thế nào trong những email đầu tiên?
a. Những câu hỏi nghiêm túc như “Mối quan hệ của bạn với bố mẹ bạn ra sao?” hoặc “Bạn học được gì từ sự đổ vỡ trước?”
b. Những câu nhẹ nhàng như “Năm ngoái, bạn thích nhất bộ phim nào?” hoặc “Những thắng cảnh đẹp nhất mà bạn đã đến thăm?”
c. Những câu hỏi mang tính chất thông tin như “Hiện giờ bạn đang sống ở đâu?” hoặc “Số điện thoại của bạn là bao nhiêu?”
4. Người mà bạn hẹn hò hỏi về nghề nghiệp và cách kiếm tiền. Bạn sẽ trả lời thế nào?
a. Bạn kể cho người ấy nghe về công việc và mục tiêu trong tương lai.
b. Bạn kể về cảm xúc của bạn với công việc hiện tại.
c. Bạn kể cho người đó về địa vị của bạn trong công ty và quy mô của công ty.
5. Sau khi nhận được email, bạn sẽ trả lời thư:
a. Sau 30 giây.
b. Sáng hôm sau mới reply.
c. Khi bạn có thông tin thật thú vị.
6. Bạn đã trải qua 1 buổi tối rất chán tại rạp chiếu phim. Bạn sẽ chia sẻ câu chuyện đó trong email như thế nào?
a. Bạn kể chi tiết từng phút từng giây mà bạn đã trải qua.
b. Chỉ viết 1 hoặc 2 dòng về buổi tối đó.
c. Chỉ nêu tên, không kể chi tiết.
7. Bạn nhận được một số hình ảnh hài hước từ bạn thân.
a. Bạn sẽ forward ảnh đó cho người bạn đang hẹn hò và các bạn khác.
b. Viết thư kể cho người bạn đang hẹn hò. Nếu người đó tỏ ra thích thú, bạn sẽ gửi.
c. Xóa hết đi.
Chúng ta cùng kiểm tra đáp án nào!
Nếu đa số các câu đều là A: Bạn coi email là công cụ nghiêm túc trong chuyện hẹn hò.
Khi bạn gặp một người mới, bạn đối xử với họ giống như những người bạn. Nhưng nếu bạn tỏ ra quá thân thiết sẽ có kết quả ngược lại với mong đợi của bạn, hoặc sẽ khiến bạn trở thành người tham lam.
Lời khuyên cho các bạn là bạn chỉ nên cắt ngắn hoặc giảm tần suất viết để email của bạn “có giá” hơn. Bạn chỉ nên viết với độ dài tương tự như email người đó viết cho bạn. Khi bạn đã đặt trọn niềm tin vào người đó, thì khi đó bạn có thể viết nhiều hơn.
Nếu đa số các câu đều là B: Bạn là người biết cách viết email hấp dẫn.
Bạn rất biết cách thể hiện tình cảm và tính cách của mình qua thư điện tử. Mỗi câu hỏi mà bạn đặt ra đều rất thú vị và sẽ có tác dụng kết nối hai người. Bạn biết cách mở đầu một email hấp dẫn và biết cách kết thúc một cách gợi mở.
Nếu đa số các câu đều là C: Bạn chưa coi trọng việc viết email trong quá trình tìm kiếm “một nửa”.
Bạn thích sống với cuộc sống thực và gặp mặt trực tiếp hơn là qua xã hội ảo. Bạn chỉ dùng email để giới thiệu sơ qua về bản thân và kế hoạch của bạn. Bạn chưa nghĩ ra rằng viết email cũng thể hiện tính cách và con người bạn.
Hãy chú ý một chút, đừng viết email quá cộc lốc, bạn sẽ không gây được thiện cảm cho người đọc. Bạn nên dành thời gian nhiều hơn cho việc viết email.
Hòm thư email sẽ tiết lộ điều gì về tính cách của bạn?
Đối với những người “xóa sạch”
Đây là người khi nhìn thấy một email mới trong hòm thư là sẽ lập tức hành động. Anh ta/cô ta đọc thư, gửi thư hồi đáp nếu cần thiết, sau đó hoặc là xóa nó (nếu không còn cần đến nữa), hoặc lưu lại trong một thư mục riêng. Số lượng email chưa đọc thường xuyên loanh quanh ở ngưỡng dưới 10.
Bạn có biết, bộ não của tuýp người “xóa sạch” có xu hướng phản ứng tiêu cực khi phải đối mặt với quá nhiều email chưa đọc. Não sẽ giải phóng ra nhiều nơ-ron thần kinh căng thẳng, khiến cho ta cảm thấy bị stress. Việc duy trì cho hòm thư trật tự, gọn gàng sẽ giúp tạm xua đi sự căng thẳng này. Mở rộng ra đời sống, đây là tuýp người luôn muốn kiểm soát mọi việc. Nếu phát hiện nhà, chỗ làm của mình bị xáo trộn, bừa bộn, họ sẽ phát điên.
Đối với nhóm người lưu trữ
Tuýp người này có một ít email chưa đọc trong hòm thư, nhưng hiếm khi xóa tin nhắn sau khi đọc. Ngoài đời thực, nhóm người này hay đưa ra những danh sách “việc cần làm” quá dài tới mức khó mà thực hiện được. Việc lưu lại email là cách để họ đánh lừa bản thân rằng sẽ có lúc mình quay lại và xử lý chúng.
Đối với nhóm thờ ơ
Theo các chuyện gia thì việc giữ hàng ngàn email chưa đọc trong hòm thư không hẳn là một hành vi đáng lo ngại. Tất nhiên, có những người cảm thấy bị choáng ngợp trước lượng email chưa xử lý này, nhưng mặt khác, nhiều người lại cảm thấy theo dõi sát sao, sắp xếp hòm thư cũng chẳng giúp ích gì nhiều cho sự thành công của mình.
Đó thực chất lại là những người ngăn nắp và thông minh hơn bất cứ ai khác.