Thức ngủ giờ này cần đi khám gấp
23h – 1h sáng hôm sau
Khoảng thời gian 23h – 1h là lúc túi mật thực hiện nhiệm vụ phá vỡ chất béo. Túi mật đảm nhiệm một công việc quan trọng là cô đặc và dự trữ dịch mật, theo đó, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo.
Thường xuyên tỉnh giấc trong khoảng thời gian này đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo hay dầu không lành mạnh. Trong khi đó, chế độ ăn quá nhiều chất béo, ít vận động sẽ sinh ra bệnh sỏi mật.
Chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol, ít chất xơ có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của cholesterol và muối mật có trong dịch mật, dẫn đến hình thành sỏi – là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm túi mật. Vì thế, khi có dấu hiệu này, bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon và tránh bệnh cho túi mật.
1h – 3h
1h – 3h sáng là quãng thời gian bài độc của gan trong khi bạn đang ngủ say. Đây là thời điểm quan trọng, vậy nên, nếu bạn thường xuyên bị “đánh thức” đúng khung giờ này thì rất có thể gan của bạn đang phải hoạt động quá công suất.
Chính vì vậy, việc bạn cần làm là giúp gan tăng cường chức năng thanh lọc, thải độc tố một cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
3h – 5h
3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Đó cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi.
Do vậy, hãy chú ý giữ ấm cơ thể để tạo điều kiện cho phổi thực hiện tốt chức năng của chúng bởi nếu không, đó có thể là lý do khiến bạn thường thức dậy vào thời điểm này mỗi ngày.
Thường xuyên thiếu ngủ báo bệnh
Suy tuyến giáp
Luôn buồn ngủ (có thể ngủ từ 14 – 16 tiếng mỗi ngày) còn là dấu hiệu đặc trưng của suy tuyến giáp do cơ thể không cố đủ hormone điều tiết trao đổi chất khiến cơ thể kiệt sức nặng nề. Suy tuyến giáp thường gây mệt mỏi, mất tập trung và đau nhức cơ bắp, thậm chí ngay trên các hoạt động nhỏ như đạp xe, leo cầu thang.
Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa… Khi chức năng của tuyến giáp suy giảm sẽ làm cơ thể uể oải và lúc nào cũng buồn ngủ.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây ra buồn ngủ, cảm giác luôn mệt mỏi, uể oái. Nguyên nhân là do căn bệnh này khiến cho não thiếu ôxy trong thời gian dài, đồng thời gây ra một loạt những tác động tiêu cực về thể chất, khiến cho người bệnh cảm thấy một khi đặt lưng nằm ngủ là không muốn tỉnh dậy trong thời gian ngắn. Trong thực tế, bệnh nhân tiểu đường thường có thời gian ngủ vào ban ngày gấp đôi những người khác.
Rối loạn giấc ngủ
Hypocretin là hormone quan trọng tiết ra ở vùng dưới đồi trong não giúp duy trì sự tỉnh táo. Những người hay bị buồn ngủ có nồng độ hypocretin thấp, làm rối loạn giữa thức và ngủ, khiến bệnh nhân cảm thấy luôn buồn ngủ.
Rối loạn đường huyết
Cơ thể bị rối loạn đường huyết sẽ luôn thấy buồn ngủ, nhiều nhất là sau bữa ăn. Bởi glucose trong thức ăn đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra insulin – hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Quy trình này bị rối loạn khi lượng đường ăn vào quá nhiều, tế bào từ chối tiếp nhận insulin, trong khi tuyến tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây ức chế hệ thần kinh, dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.
Trầm cảm
Giấc ngủ có liên hệ mạnh mẽ với bệnh trầm cảm. Vì thông thường, căn bệnh này ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, ngủ, cảm nhận về bản thân mình và những người khác, không muốn làm bất cứ việc gì ngoài việc ngủ để tránh giao tiếp và tương tác với những người xung quanh.