Tiến sĩ Greg Blonder, nhà vật lý học, nhà khoa học và tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực ẩm thực cho rằng, một số nhân tố màu đỏ trong thịt gà không bao giờ phai dù bạn có nấu chúng lâu hơn nữa. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), đôi khi những nhận định về thị giác có thể đánh lừa chúng ta, và thịt gà đỏ chính là một trường hợp như thế, thịt còn đỏ không có nghĩa là chúng còn sống.
Cách khắc phục tình trạng luộc thịt gà, vịt hay bị đỏ hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây ra hiện tượng luộc thịt gà đôi khi vẫn bị đỏ là do chất myoglobin có trong tủy xương gà phản ứng với không khí trong quá trình nấu. Phản ứng này khiến cho một số phần thịt ở vị trí quanh xương gà có thể xuất hiện màu đỏ. Tương tự với phần nước màu đỏ hồng chảy ra khi chặt thị gà, đó đơn giản chỉ là nước luộc gà bị lẫn với myoglobin.
Cách duy nhất để xác định xem gà nấu đã thực sự chín chưa, đó là sử dụng nhiệt kế thực phẩm. Bạn có thể đo nhiệt độ ở khu vực sâu nhất phía bên trong đùi, cánh cũng như phần dày nhất ở ức gà. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA, miễn tất cả các bộ phận trong miếng thịt gà được nấu đạt đến nhiệt độ tối thiểu 74 độ C thì nó hoàn toàn đủ an toàn để ăn.
Mẹo luộc gà ngon
– Nếu là gà tơ hoặc gà cỡ nhỏ, bạn chỉ cần đun sôi 10 phút trên bếp, sau đó tắt và để nguyên gà trong nồi nước nóng thêm 15 phút. Bắc ra và chặt gà.
– Mẹo này cũng áp dụng tương tự với vịt, ngan.
– Nếu bạn chỉ luộc nửa con gà hoặc vịt, bạn hãy rút ngắn thời gian đun xuống còn 7 phút, và để om nguyên trong nồi thêm 10 phút.
– Trường hợp luộc con gà quá to, hoặc quá dầy mình, khi chặt ra bên trong còn hơi đỏ, hãy gắp các miếng thịt đỏ này vào đĩa rộng vành, bọc màng thực phẩm (chuyên dùng cho lò vi sóng), và cho vào lò vi sóng quay ở chế độ rã đông thêm vài phút. Thịt sẽ chín đều như bình thường.
– Nếu bạn đổ không ngập nước, thì trong quá trình luộc và om trên bếp, nhớ trở gà 1-2 lần.