1. Kiểm tra hạn sử dụng
Bạn nên tập cho mình thói quen kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm, đặc biệt là những loại thực phẩm dễ hỏng như thịt và sữa. Nếu không, bạn sẽ dễ có nguy cơ mắc các loại bên truyền qua đường thực phẩm. Ngoài ra, bạn còn nên kiểm tra hạn dùng thực phẩm khi mua sắm ở cửa hàng. Bằng cách này, bạn sẽ chắc chắn sử dụng chúng trước khi hết đát.
2. Bảo quản thực phẩm đúng cách
Bảo quản thực phẩm đúng cách là điều rất quan trọng cho một lối sống lành mạnh. Thói quen này giúp ngăn nhiễm khuẩn cho thực phẩm, đặc biệt là trứng và các loại thịt sống. Ngay cả những loại thực phẩm khô như hạt cũng nên được bảo quản một cách cẩn thận. Giữ thực phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng hơn. Một số loại thực phẩm thậm chí còn có hướng dẫn bảo quản trên bao bì, bạn có thể làm theo một cách dễ dàng.
3. Rửa thực phẩm cẩn thận
Trái cây tươi và rau quả luôn luôn cần được rửa sạch trước khi ăn. Không quan trọng bạn mua chúng trong cửa hàng hay hái từ vườn. Bởi vi khuẩn có thể xuất hiện trong quá tình thu hoạch và vận chuyển. Bạn cũng cần kiểm tra quy trình vệ sinh thực phẩm ở các cửa hàng. Và đừng quên rửa tay trước khi ăn các thực phẩm sống.
4. Nấu đúng cách
Không bao giờ được ăn các loại thịt gia cầm sống hoặc tái, kể cả trứng. Bởi thói quen này rất dễ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và rất khó để đối phó. Nếu bạn đang nấu ăn theo công thức nào đó, hãy nghiên cứu một cách cẩn thận trước khi tiến hành. Bên cạnh đó, lưu ý thời gian nấu và nhiệt độ để biết chính xác thức ăn đã chín hay chưa.
5. Vệ sinh tay và đồ dùng bếp
Bất cứ thứ gì chạm vào thực phẩm đều cần được rửa sạch và khử trùng đúng cách. Bạn có thể sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa để vệ sinh chúng, bao gồm tay, thớt, dao và các đồ dùng nấu bếp khác. Đây là một thói quen tốt giúp ngăn tình trạng nhiễm khuẩn thực phẩm. Tốt nhất, bạn hãy sử dụng các loại thớt riêng cho thịt sống và thịt chín.