Dưa chuột có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lọc máu, làm tan acid uric và các urát, lợi tiểu và gây ngủ nhẹ. Quả bổ dưỡng và làm nhầy dịu; hạt làm mát, bổ, lợi tiểu.
Dưa chuột thường được chỉ định dùng trong các trường hợp sốt nhẹ, nhiễm độc đau bụng và kích thích ruột, thống phong, tạng khớp, sỏi, bệnh trực khuẩn coli. Dùng đắp trị ngứa, nấm ngoài da và dùng trong mỹ phẩm làm thuốc giữ da, làm kem bôi mặt.
Cách dùng: Để uống trong, dùng dưa chuột nấu ăn, có thể ăn sống, nhưng khi ăn nhiều lại gây khó tiêu. Để dùng ngoài, lấy dưa leo giã ra lấy dịch bôi hoặc lấy nước bôi, hoặc nấu dịch tươi pha cồn làm nước rửa mặt. Có thể chế thành dạng pomát làm dịu dùng trị bệnh ngoài da, nứt nẻ môi, giữ da mặt.
Không ăn khi viêm xoang, viêm hô hấp
Nếu bạn bị viêm xoang hay bất cứ loại bệnh hô hấp nào, bạn đều nên bỏ qua dưa chuột trong thực đơn. Các hiệu ứng làm mát của loại rau củ này có thể khiến các biểu hiện bệnh của bạn thêm trầm trọng.
Không ăn khi thận yếu
Trong dưa chuột có nhiều kali, lượng kali quá nhiều sẽ gây tăng kali trong máu – một điều kiện dẫn đến giảm chức năng thận. Đồng thời, nó có thể gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng.
Do dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.
Người bị lạnh bụng không nên ăn
Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.
Ngoài ra không ăn dưa chuột cùng lạc (đậu phộng) vì rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn lạc luộc hay rang vàng. Đây là món ăn nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bị đau bụng, tiêu chảy.