Nghệ thuật phòng the của mỹ nhân Trung Hoa
Dương Quý Phi là một trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc được người đời sau nhắc tới như biểu tượng sắc đẹp của phụ nữ đời Đường. Tương truyền rằng khi “cung cấm” có dấu hiệu của tuổi tác, Dương Quý Phi đã dùng rất nhiều loại thuốc chiết xuất từ thiên nhiên như: Tinh dầu hoa nhài, dầu cây trinh nữ, tinh dầu huân y thảo, dầu đương quy, xà sàng tử,… để giúp thu hẹp “động thiên thai” của mình. Đặc biệt bà rất thích ăn trái vải do loại quả này có dược tính làm cho thể lực kiện khang. Vì thế, bà đã luôn giữ được khí sắc tuyệt vời và có tài chiều vị vua đáng kính của mình, không bao giờ bị thất sủng.
Bên cạnh đó, thuật “Hấp tinh đại pháp” – một cẩm nang tuyệt kỹ cho “bí thuật phòng the” nhưng lại thường được nhắc tới trong các bộ phim kiếm hiệp, cũng là bí kíp của mỹ nhân Trung Hoa xưa. Có nhiều câu chuyện xung quanh loại bí thuật kỳ lạ này, điển hình là tích truyện về nàng Hạ Cơ và phép hấp tinh của Cố Tiên Nương. Thực ra, bí mật này là phương pháp thái âm bổ dương, tức là dùng âm khí để bồi bổ cho dương khí. Điều này sẽ giúp cho người nam sau khi quan hệ trở nên khỏe mạnh, sinh lực dồi dào.
Theo Cố Tiên Nương, chuyện chăn gối phải có sự hòa hợp từ cả 2 phía. Sau khi người nam xuất tinh, người nữ phải lựa thế, dùng kỹ thuật đặc biệt giúp cho đàn ông già hóa trẻ, tinh thần phấn chấn, sảng khoái hơn bất cứ thứ thuốc bổ nào.
Chiếm ngôi cao nhờ bí thuật phòng the
Theo sử sách ghi lại thì “súc âm công” là bài tập của mỹ nữ trong các triều đại xưa của Trung Quốc. Đó là bí thuật về cách tập luyện giúp nữ nhân có thể co cơ khá độc đáo, khiến đàn ông luôn thỏa nguyện bởi cảm giác “khít khao” như đang ân ái nồng nàn cùng trinh nữ. Bí kíp này mang tính bí truyền và nàng Triệu Phi Yến sống vào thời Hậu Hán nổi tiếng với việc sử dụng nó một cách thành thục.
Theo sách “Hậu Hán thư”, khi được triệu vào cung để hầu hạ hoàng đế, mỹ nhân họ Triệu đã không còn trinh nguyên. Nhưng trong đêm động phòng, Triệu Phi Yến lập tức hớp hồn hoàng đế bởi thân thể ngọc ngà, kỹ năng phòng the điêu luyện và dấu vết trinh nữ đọng trên khăn trải giường. Để qua mặt đấng quân vương, Triệu Phi Yến đã sử dụng đến “súc âm công” mà trước đó đã âm thầm luyện cùng với những “ngón nghề” có được đã mang đến cho hoàng đế cảm giác nồng nàn, “khít khao” như đang ân ái cùng trinh nữ. Chính vì thế mà Phi Yến tuy xuất thân là con hát nhưng Hán Thành đế vẫn bất chấp sự phản đối của quần thần để đưa nàng lên ngôi hoàng hậu.
Sau đó, Hợp Đức (em gái Triệu Phi Yến) nhan sắc tuyệt mỹ cũng luyện được “súc âm công” rồi đưa vào cung để cùng với chị phục vụ hoàng đế và hưởng vinh hoa phú quý. Để duy trì nhan sắc và sức khỏe dẻo dai, phục vụ đấng quân vương bất cứ lúc nào, ngoài việc sử dụng hai “tiên dược” là âm dịch của đàn bà và tinh khí của đàn ông, Triệu Phi Yến và em là Hợp Đức có những kỹ thuật phòng the tuyệt diệu làm hoàng đế mê mẩn. Thời đó, Thánh đế có muôn vàn cung nữ xinh đẹp nhưng thấy quá nhàm chán với hàng trăm đóa hoa chỉ biết thoát y, thụ động phó mặc cho ngài hưởng thụ. Những người này, so với hai chị em họ Triệu thì một trời một vực.
Tuy nhiên, sức người có hạn trong khi dục vọng vô biên, vị hoàng đế này phải cầu viện các loại thuốc tráng dương. Những loại thuốc này giúp ông gom sức tàn để triền miên đốt trong các cuộc hành lạc. Ở tuổi tráng niên mà Hán Thành đế đã xác xơ, kiệt quệ. Dù đã thân tàn ma dại, Hán Thành đế vẫn muốn tận hưởng sắc đẹp và dục lạc. Sự quá tải này đã khiến vị hoàng đế tham dâm vô độ này đột tử ngay trong cuộc mây mưa với Triệu Hợp Đức khi mới qua tuổi 45. Cái chết đến bất ngờ là do nhà vua đã uống loại thuốc trợ dương có tên là “thận tức cao”. Loại biệt dược phòng the này lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhưng hôm đó Hán thành đế nổi hứng uống một lúc đến 7 viên nên mới mất mạng.