Do vậy việc tìm ra cân nặng phù hợp với chiều cao của bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Bảng chỉ số cân nặng chiều cao đạt chuẩn cho Nam – Nữ:
Cân nặng của người tập thể hình đòi hỏi phải nằm gần giới hạn trên thì thân hình mới cân đối vì khối lượng riêng của cơ bắp lớn.
Nếu ai nằm từ khoảng giữa trở xuống thì nên thực hiện tiếp các bài tập và dinh dưỡng dành cho người tăng cân.
Đối với những ai vượt mức giới hạn trên mà free fat < 10 % thì nên tập xiếc cơ là hợp lý nhất. Nếu bạn là nhóm người này thì thân hình bạn quá chuẩn.
Cách tính chỉ số BMI theo chiều cao cân nặng
BMI (Body Mass Index) là chỉ số mà các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định được tình trạng của một người có bị thừa cân, béo phì hay quá gầy không. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832. Công thức tính của nó như sau:
BMI = Cân nặng (kg)/(Chiều cao(m)*Chiều cao(m))
Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trừ người có thai, nếu BMI:– Dưới 18.5 là thiếu cân, thiếu năng lượng trường diễn– Từ 18.5 đến 24.99 là bình thường– Từ 25 đến 29.99 là thừa cân– >= 30 là béo phì.
Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á ( IDI&WPRO)
Phân loại | WHO BMI (kg/m2) | IDI & WPRO BMI (kg/m2) |
Cân nặng thấp (gầy) | <18.5 | <18.5 |
Bình thường | 18.5 – 24.9 | 18.5 – 22.9 |
Thừa cân | 25 | 23 |
Tiền béo phì | 25 – 29.9 | 23 – 24.9 |
Béo phì độ I | 30 – 34.9 | 25 – 29.9 |
Béo phì độ II | 35 – 39.9 | 30 |
Béo phì độ III | 40 | 40 |