1. Không có nhiều chất dinh dưỡng
Không giống như các loại thực phẩm khác, bánh mì (đặc biệt là bánh mì trắng) và các sản phẩm chế biến từ bánh mì có thể đáp ứng nhu cầu khi đói nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thường xuyên ăn bánh mì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Chính vì vậy, không nên lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên và trong thời gian dài. Nếu yêu thích bánh mì, bạn nên lựa chọn các loại bánh chế biến từ bột mì hoặc ngũ cốc để có hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn.
2. Tăng đường huyết
Bánh mì được làm từ bột ngũ cốc, cơ thể tiêu hóa và chuyển hóa nhanh chóng thành glucose trong máu, kích thích sản xuất các hormone béo insulin. Thậm chí, bánh mì còn có chỉ số đường huyết GI cao hơn so với các loại kẹo ngọt. Lượng đường trong máu tăng giảm liên tục có thể khiến bạn cảm thấy đói nhanh chóng. Điều này tiếp tục gây ra một chu kỳ ăn thường xuyên, dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
3. Chứa nhiều muối
Hầu hết bánh mì đều chứa rất nhiều muối, đặc biệt khi kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác. Bạn ăn các loại bánh mì này đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào cơ thể một lượng muối quá mức cho phép.
4. Tăng cân
Nếu bạn ăn quá nhiều bánh mì, tất cả tinh bột, muối, đường tinh chế và chất bảo quản có trong bánh có thể gây béo phì. Vì vậy, nên ăn ở mức độ vừa phải.
5. Khó tiêu hóa
Gluten trong bánh mì khó tiêu hóa, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như táo bón, rối loạn tiêu hóa nếu ăn thường xuyên, đặc biệt ở người già và trẻ em.
6. Gây mệt mỏi
Bánh mì có chứa các chất protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng mệt mỏi liên tục. Các nhà khoa học cho biết việc sử dụng bánh mì trắng thường xuyên dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, ảnh hưởng hoạt động bình thưởng của não bộ.