Bạn nên uống bao nhiêu nước?
Theo chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe cho vận động viên, Grace Derocha, trung bình một người nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày và nhiều hơn nêu nhiệt độ tăng hoặc nếu bạn vận động nhiều.
Mất nước có thể do uống ít nước nhưng cũng có thể do tiêu chảy, nôn, sốt, đổ mồ hôi quá mức và đi tiểu nhiều (do đái tháo đường hay thuốc). Nhưng điều gì thực sự diễn ra khi cơ thể bị thiếu nước? Dưới đây là 6 triệu chứng của thiếu nước, từ nặng đến nhẹ.
1. Bạn thấy đói ngay cả khi đã ăn
“Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa khát và đói”, chuyên gia dinh dưỡng Keri Gans nói. Nếu đã ăn mà vẫn không cảm thấy no thì hãy thử uống 1 cốc nước để xem cơ thể có thực sự cần 1 bữa ăn nhẹ không.
Gans lưu ý rằng lời khuyên này là dựa trên các nghiên cứu thực chứng. Nó cho bạn biết bạn đang thực sự đói đến mức nào, có cần ăn hay không.
2. Bạn thấy mệt mỏi, mất tập trung, nhầm lẫn và chóng mặt
Derocha cho biết mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mệt mỏi vào ban ngày. “Toàn bộc ơ thể đều lấy ôxy từ máu. Khi cơ thể mất nước, tuần hoàn máu sẽ bị ảnh hưởng, gây ra sự trì trệ của cơ thể, ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn và tập trung.
Một nghiên cứu trên tạp chí Nutrition Reviews cho thấy mất nước cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến người ta dễ nổi giận hơn.
3. Bạn bị táo bón
Sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể có thể ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa.
“Thường chúng ta nghĩ giải pháp khi bị táo bón là bổ sung chất xơ nhưng thực chất nước cũng quan trọng không kém. Nếu chất xơ giống như chiếc chổi quét các chất độc trong đường ruột thì nước có nhiệm vụ đẩy các độc tố đó ra khỏi cơ thể. Do đó, nếu thiếu nước, các độc tố sẽ không thể bị “đào thải”, Derocha giải thích.
4. Ngứa da
Khi cơ thể không đủ nước, da có thể trở nên khô, dầu và dễ nổi mụn trứng cá.
Chuyên gia da liễu của thành phố New York (Mỹ), Sejal Shah cho biết da khô, thiếu dầu khác với da mất nước, thiếu nước. Tuy nhiên, có 1 số dấu hiệu điển hình của da mất nước là ngứa, dễ kích ứng, kém đàn hồi.
5. Dễ bị viêm đường tiết niệu
Thận và nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thận có nhiệm vụ điều hòa, cân bằng chất lỏng trong cơ thể cũng như làm sạch máu. Derocha cho rằng cùng với gan, 2 nội tạng này sẽ lọc hết các chất độc trong cơ thể. Nhưng để hoạt động bình thường, chúng cần nước và nếu không đủ thì có thể xuất hiện tình trạng viêm đường tiết niệu.
“Các khoáng chất, muối lắng đọng tự nhiên trong thận rất cần có nước để hòa tan. Nếu thiếu nước, các cặn này sẽ tích thành sỏi thận”, Derocha nói.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng này là bổ sung đủ nước dưới nhiều dạng, từ súp, hoa quả, rau đến các đồ uống tốt cho sức khỏe như nước trắng.
Nếu bạn cảm thấy mệt, đói và uống nước không cải thiện tình hình, kèm theo đó các triệu chứng tăng nặng thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.