Màu da
Bất cứ ai, bất kể màu da, đều có thể bị ung thư da. Tuy nhiên, ít sắc tố (melanin) trong da sẽ khiến da ít được bảo vệ khỏi tia UV gây hại. Nếu bạn tóc vàng hoặc tóc đỏ, mắt màu sáng và có tàn nhang hoặc dễ bị cháy nắng, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư da hơn người có làn da sẫm màu.
Tiền sử bị cháy nắng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da ở người lớn. Cháy nắng ở tuổi trưởng thành cũng là một yếu tố nguy cơ.
Ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể bị ung thư da khi bạn dành nhiều thời gian hoạt động dưới ánh mặt trời, đặc biệt là nếu da không được bảo vệ bằng kem chống nắng hoặc quần áo. Nhuộm màu da, bao gồm cả việc tiếp xúc với đèn và giường phơi nắng cũng đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh. Nhuộm màu da là phản ứng chấn thương của làn da với bức xạ tia cực tím quá nhiều.
Những người sống dưới nắng, khí hậu ấm áp được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn so với những người sống ở vùng khí hậu lạnh. Sống ở độ cao cao hơn, nơi ánh sáng mặt trời mạnh nhất, cũng khiến bạn tiếp xúc với nhiều bức xạ và dễ mắc ung thư da hơn.
Nốt ruồi
Những người có nhiều nốt ruồi hoặc nốt ruồi bất thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư da cao hơn. Những nốt ruồi bất thường và lớn hơn so với nốt ruồi bình thường, có nhiều khả năng trở thành ung thư. Nếu bạn có nốt ruồi bất thường như vậy thì hãy theo dõi chúng thường xuyên và thăm khám bác sĩ để được chuẩn đoán.
Vết thương tiền ung thư da như dày sừng quang hóa có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Các vết thương này thường phát triển thành các vảy thô ráp có màu sắc dao động từ nâu sẫm đến màu hồng. Các vảy này thường xuất hiện trên mặt, cánh tay dưới và bàn tay của những người bị cháy nắng.
Tiền sử cá nhân, bệnh sử gia đình.
Nếu cha mẹ hoặc anh chị em đã bị ung thư da, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Nếu đã mắc ung thư da một lần, bạn có nguy cơ mắc bệnh một lần nữa.
Hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ phát triển ung thư da, bao gồm những người bị nhiễm HIV/AIDS và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi ghép tạng.
Tiếp xúc với bức xạ.
Những người điều trị bức xạ đối với các tình trạng về da như chàm và mụn trứng cá có nguy cơ mắc bệnh ung thư da cao hơn, cụ thể là ung thư biểu mô tế bào đáy.
Tiếp xúc với một số chất như asen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
Lạm dụng mỹ phẩm
Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong mỹ phẩm chứa một hàm lượng lớn những chất tiềm ẩn nguy cơ ung thư như: Stearic acid, Mineral oil, PEG-100 stearate, Methylparaben, Propylparaben, Fragance, Methol, Acidsalicylic…Khi sử dụng mỹ phẩm những chất này sẽ thấm trực tiếp vào da làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.