Ngày nay, đậu nành đã trở thành một sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là với các chị em phụ nữ.
Hầu hết chúng ta đều tin tưởng rằng, các sản phẩm có tinh chất mầm đậu nành (Soy isoflavones) đều lành tính và không có tác dụng phụ. Nhưng sự thực liệu có phải như vậy?
Bí mật phía sau giá trị dinh dưỡng của đậu nành
Các tinh chất mầm đậu nành được tìm thấy trong tự nhiên chủ yếu bao gồm genistein, daidzein, glycitein và crotonin A và flavonoid. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là những nguồn cung cấp chính các chất này.
Vào đầu thế kỷ XX, con người đã phát hiện ra sự tồn tại của Soy Isoflavones trong đậu nành. Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã chiết xuất hoặc hợp thành tinh chất mầm đậu nành nhân tạo.
Ngày nay, nhiều công trình y khoa đã chứng minh rằng, những người phương Đông thường xuyên ăn đậu nành có tỉ lệ mắc bệnh ung thư và bệnh tim mạch thấp hơn nhiều so với người phương Tây.
Dùng đậu nành cũng cần chú ý an toàn, đúng cách
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu, đậu phụ khô…) là nguồn cung cấp các tinh chất soy isoflavones an toàn và tiết kiệm nhất.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu y khoa, lượng soy isoflavones cần được cung cấp hàng ngày để phụ nữ sau mãn kinh phòng ung thư vú là 55mg. Và nếu con số này đạt được 80mg/ngày thì sẽ thu về cả hiệu quả phòng ngừa loãng xương.
Tuy nhiên, người trưởng thành nếu hấp thu quá nhiều tinh chất mầm đậu nành có thể xuất hiện một số phản ứng xấu về tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, phù, phát ban…
Do đó, định mức an toàn của tinh chất mầm đậu nành với phụ nữ đã mãn kinh là không quá 120mg/ngày. Phụ nữ tiền mãn kinh và nam giới có thể sử dụng tinh chất mầm đậu nành ở mức cao hơn nếu thể trạng hoàn toàn khỏe mạnh.
Thần dược dành cho phụ nữ tuổi mãn kinh
1. Công năng hoạt động tương tự Estrogen
Tinh chất mầm đậu nành có thể liên kết với các thụ thể estrogen (ER) và hoạt động với công năng tương tự loại nội tiết tố này. Đồng thời nó cũng đóng vai trò điều hòa các estrogen nội sinh, vì vậy chúng còn được gọi là estrogen thực vật.
Phụ nữ đã bước vào thời kỳ mãn kinh nếu được bổ sung đầy đủ tinh chất mầm đậu nành hàng ngày trong vòng hơn 3 tháng thì sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng tiền mãn kinh.
2. Chống oxy hóa
Hiệu quả chống oxy hóa của tinh chất mầm đậu nành chủ yếu thể hiện trong việc ức chế sự xuất hiện của các gốc tự do, đồng thời ức chế sản xuất hydrogen peroxide (H2O2), làm giảm sự hư hỏng của các DNA do oxy hóa và kiểm soát lipid peroxidation (LPO).
3. Cải thiện tình trạng loãng xương sau mãn kinh
Tinh chất mầm đậu nành có công dụng tương tự như estrogen, giúp gắn kết các thụ thể estrogen trong osteoblast, giảm hoạt động của tế bào hủy xương osteoblasts và thúc đẩy quá trình sản sinh, bài tiết và khoáng hóa xương, từ đó giúp phòng ngừa loãng xương.
4. Giảm nguy cơ ung thư vú
Các loại tinh chất mầm đậu nành có thể đóng một vai trò trong việc giảm nguy cơ ung thư vú bằng cách tăng cường sự trao đổi chất estrogen vào 2-hydroxyestrone, nhờ đó có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách ngăn ngừa quá trình oxy hóa, thúc đẩy apoptosis và ngăn chặn sự gia tăng tế bào.
5. Bảo vệ hệ tim mạch
Bước vào thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể phái nữ sẽ bắt đầu suy giảm. Đây cũng là nguyên nhân khiến sự chuyển hóa chất béo và cholesterol trong cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường.
Lượng mỡ máu và cholesterol tăng cao chính là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tim mạch. Tuy nhiên, tinh chất mầm đậu năng với công dụng tương tự như estrogen có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các nhóm bệnh tim mạch.