Dưới đây, Khoẻ và đẹp xin liệt kê những thói quen xấu bạn cần bỏ ngay trước khi sức khoẻ chuyển biến xấu.
1. Cắn móng tay
Móng tay, móng chân có chức năng bảo vệ, giúp mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi khỏi bị tổn thương. Nhìn vào móng chúng ta cũng có thể biết được phần nào tình trạng sức khỏe của cơ thể mình.
Thế nhưng nhiều người có thói quen xấu là cắn móng tay mỗi khi căng thẳng hoặc cần suy nghĩ về vấn đề nào đó. Đây giống như cách để họ vượt qua cảm xúc và móng tay được đem ra để gặm nhấm, cắn bỏ.
Điều này hoàn toàn không nên và có thể gây hại cho móng tay cũng như răng của chúng ta.
2. Ngoáy tay bằng tăm bông
Nhiều người ngỡ rằng tăm bông giúp lau sạch ráy tai và các chất bẩn, ngoáy tai với tăm bông thường xuyên cũng thấy khoan khoái nên cứ tiếp diễn hành động này.
Nhưng sự thật đó là thói quen xấu. Sử dụng tăm bông để ngoáy tai có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong, làm ảnh hưởng đến màng nhĩ và khả năng nghe.
3. Không rửa tay sau khi đi vệ sinh
Theo kết quả một cuộc điều tra, có 62% đàn ông và 40% phụ nữ không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Mỗi lần vệ sinh xong, bàn tay có thể ẩn chưa 200 triệu vi khuẩn vô cùng mất vệ sinh.
Đa số những người này tin rằng việc rửa tay không quan trọng và chỉ lãng phí thời gian. Tuy nhiên, rửa tay thật sạch là cách tốt nhất và dễ dàng nhất để phòng bệnh.
4. Không thay bàn chải đánh răng định kì
Đây cũng là 1 thói quen không tốt cần phải loại bỏ. Bàn chải đánh răng có thể tích tụ vi khuẩn trong ít nhất 1 tháng, gây hại cho cơ thể.
Nha sĩ khuyên nên thay bàn chải đánh răng định kì 2-3 tháng một lần vì nếu dùng bàn chải quá 3 tháng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh tim.
5. Chải răng sai cách
Đánh răng sai cách không chỉ không làm sạch hết các mảng bám và chất bẩn trong kẽ răng mà còn khiến tăng lưu lượng máu trong khoang miệng, dẫn đến vấn đề ở tim.
Bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên đánh răng trong 2 phút và chải răng theo đúng chiều sẽ giúp làm sạch răng miệng và hạn chế phát sinh các bệnh khác.
6. Không dùng chỉ nha khoa
Nhiều người nghĩ rằng đánh răng xong là đủ mà không biết rằng dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng cũng rất cần thiết và hữu ích.
Việc dùng chỉ nha khoa làm sẽ giúp làm giảm nguy cơ vi khuẩn mắc trong chân răng và ngăn ngừa bệnh viêm nướu.
7. Thường xuyên tẩy da chết ở mặt
Việc lạm dụng tẩy da chết thường xuyên chính là một sai lầm lớn, chỉ khiến cho mụn càng có cơ hội nổi dậy mà thôi. Da bị khô, mất độ cân bằng tự nhiên, các nếp nhăn theo đó cũng xuất hiện nhiều hơn, khiến bạn già đi trông thấy.
Bác sĩ da liễu khuyên bạn chỉ nên thực hiện tẩy da chết ở mặt 2 lần mỗi tuần, vừa hiệu quả lại vừa không làm cho da bị khô quá.
8. Không vệ sinh đồ dùng hàng ngày
Đây cũng là thói quen cần được lưu tâm. Với những vật dụng thường xuyên chạm vào hàng ngày, bạn nên có phương án vệ sinh, lau chùi sạch sẽ thường xuyên để đảm bảo không còn vi khuẩn mỗi khi tiếp xúc.
Những vật dụng này luôn ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, đó là bàn phím máy tính, điện thoại, các công tắc điện, nắm tay cửa…
9. Dùng vải bọc gối chưa đúng loại
Đối với những chiếc gối thông thường, bề mặt gối bằng vải thô ráp sẽ dễ tạo ra những vết hằn trên da, làm da kéo dãn và nhiều nếp nhăn.
Bạn nên chọn loại vải với chất liệu tơ lụa để làm bọc gối vì đó là chất liệu mềm mịn, nhẵn và nhẹ, nó sẽ hạn chế những tác động có hại cho da, giúp giữ ẩm cho da.
10. Sử dụng máy hút bụi quá nhiều cho việc làm sạch
Trong những tấm thảm để lau có thể ẩn chứa nhóm siêu vi khuẩn Norwalk hay Norovirus gây ra chứng viêm dạ dày ruột cấp tính, làm cho người nhiễm phải bị đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Việc sử dụng máy hút bụi thường xuyên để làm sạch thảm hầu như không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn này. Thay vào đó, bạn hãy làm sạch thảm bằng cách giặt hơi tại các cửa hàng giặt đồ chuyên nghiệp.
Ngoài ra, việc vệ sinh bộ lọc của máy hút bụi định kì cũng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và giúp máy hoạt động tốt hơn.
11. Cắt móng tay – chân quá ngắn
Thói quen cắt sát móng tay, móng chân có thể làm tăng nguy cơ mất cân bằng trong sự phát triển móng, gây ra chấn thương móng và một số tình trạng bệnh lý móng nghiêm trọng.
Cắt móng tay, chân cần lưu ý không cắt sát thịt mà để lại 1 phần móng vừa đủ bao trùm hết phần ngón vừa giúp bảo vệ lại vừa giữ được vệ sinh móng.