Một số người cho rằng mỡ là thứ nguy hại đến sức khỏe và loại bỏ hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Nhưng hành động đó chẳng khác nào đang đầu độc chính bản thân.
Một công trình nghiên cứu Women’s Health Initiative (WHI) kết luận: chất béo không phải là thủ phạm làm tăng bệnh tim mạch, ung thư, tỉ lệ tử vong chung; ăn nhiều chất béo không làm tăng, ăn ít chất béo không làm giảm tỉ lệ các loại bệnh này.
Ngược lại, nếu cơ thể thiếu mỡ sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.
Những bệnh nguy hiểm dễ mắc do thiếu mỡ động vật
Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
Chắc hẳn không ít bạn đọc đến đây sẽ thốt ra ngay 2 từ ‘phi lý’, nhưng xin hãy bình tĩnh vì Vitamin K – một loại vitamin quan trọng giúp điều hòa mạch máu đả thông kinh mạch sẽ không hấp thụ vào cơ thể nếu không được mỡ hòa tan.
Từ đó làm suy giảm chức năng của các tế bào mô mạch máu, và tình trạng tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim hay xơ vữa động mạch sẽ tăng cường hoạt động, gây hiểm họa khôn lường đến sức khỏe.
Axit béo no trong mỡ nếu được dùng đúng và đủ liều lượng sẽ là chất giúp duy trì bền vững các mao mạch máu, từ đó bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, phòng ngừa xuất huyết não.
Xương yếu, giòn cơ bắp kém phát triển
Như bạn được biết thì vitamin D chính là nhân tố quan trọng trong việc chắc xương, phát triển xương…và vitamin D cũng là chất cần được hòa tan trong mỡ.
Chính vì thế thiếu mỡ sẽ làm giảm đi khả năng hấp thụ vitamin D đến xương và nguy cơ mắc các bệnh còi xương, loãng xương, dễ gãy xương khi chấn thương sẽ tăng cao.
Đồng thời, vitamin E – cũng cần được hòa tan trong mỡ, thiếu đi chất này cơ bắp sẽ bị chậm phát triển, đẩy cơ thể vào tình trạng rối loạn.
Rối loạn nội tiết tố
Một nghiên cứu từ Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy rằng, estrogen trong cơ thể phụ nữ sẽ bị gián đoạn sản xuất từ đó gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt nếu cơ thể người phụ nữ hấp thu quá ít mỡ.
Nói cách khác là nếu cơ thể không đủ mỡ sẽ gây ra rối loạn nội tiết tố ở nữ giới.
Còn đối với nam giới, ăn không đủ mỡ sẽ cản trở khả năng sản xuất testosterone. Điều này không chỉ làm giảm khả năng trong chuyện ‘chăn gối’, mà ngay cả cơ bắp của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chính vì thế, những người tập gym khoa học thường vẫn phải bổ sung đầy đủ mỡ trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày.
Tác động xấu đến mắt
Mỡ giúp hòa tan các khoáng chất, trong đó có vitamin A. Nếu trong khẩu phần ăn của bạn không có đủ lượng mỡ cần thiết, cơ thể khó hấp thụ vitamin A, dẫn đến tình trạng khô mắt, suy giảm thị lực hay nghiêm trọng hơn là thoái hóa giác mạc hoặc thậm chí là mù lòa.
Suy nhược cơ thể
Viện Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, nếu như không ăn mỡ, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng omega 3, trong đó bao gồm nhóm axit alpha-linolenic.
Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy nhược cơ thể dẫn đến tử vong.
Ai là người nên bổ sung mỡ?
Theo các chuyên gia, người lớn ngoài 50 tuổi trở lên bị rối loạn chuyển hóa chất béo như tăng cholesterol thì mới phải kiêng ăn mỡ. Còn trẻ em càng cần phải ăn mỡ. Trẻ dưới 1 tuổi phải ăn 70% mỡ trong khẩu phần ăn.
Các thanh thiếu niên, người trưởng thành không bị cholesterol vẫn phải bổ sung mỡ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể với 1 chế độ hợp lí.
Ăn mỡ bao nhiêu là hợp lý?
Một ngày tốt nhất chỉ tiêu thụ 45 – 80 gram mỡ để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhưng cũng không gây hại cho sức khỏe.
Nên kết hợp cả mỡ động vật và dầu thực vật trong khẩu phần ăn hàng ngày, tỉ lệ tốt nhất là 7:3 cho mỡ động vật và chất béo thực vật.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống quá nhiều dầu mỡ hay quá kiêng khem đều không tốt. Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh, ăn uống phải duy trì thực đơn đa dạng, thực phẩm đầy đủ các nhóm, kết hợp hài hòa với nhau.
Mỗi ngày, cơ thể con người cần 5 chất dinh dưỡng cơ bản, Protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm này cần sự cân bằng và không thể bỏ sót nhóm nào.
Thịt mỡ nếu chế biến tốt sẽ nguồn cung cấp chất béo phong phú và cung cấp lượng calo cao hơn cho cơ thể. Hơn thế nữa, thịt mỡ chứa lecithin và cholesterol – là loại chất mà cơ thể rất cần.