Rong biển
Tảo bẹ là một loại rong biển, có chứa lượng i-ốt lên đến 2000 microgam. Kế đến là tảo Arame và tảo nâu Wakame chứa 730 microgam và 80 microgam i-ốt.
Cá biển
Cá tuyết có chứa rất nhiều i-ốt do sống trong môi trường biển. Đây được xem là loại cá có hàm lượng calo cao với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như axit béo, omega-3, vitamin D, E, kali, folate và protein. Một phần cá tuyết 87 gam chứa đến 99 microgam i-ốt.
Sữa
Một ly sữa chứa đến 56 microgam i-ốt, ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp vitamin D, canxi cực tốt cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, sữa còn chứa các khoáng chất tuyệt vời như mangan, folate, phốt pho, kali, magie…
Sữa chua cũng là một sản phẩm làm từ sữa rất giàu i-ốt. Một cốc sữa chua cung cấp 154 microgam i-ốt, giàu protein, canxi…
Khoai tây
100 g khoai tây chứa khoảng 4.5 mcg. Tuy không quá cao, nhưng so với các loại rau củ quả khác, khoai tây vẫn là thực phẩm giàu i-ốt.
Tôm
Trong 87 gam tôm biển có chứa đến 35 microgam i-ốt. Ăn tôm mỗi ngày giúp tăng cường protein, canxi và các khoáng chất cần thiết khác.
Lườn gà
Trong 87 gam lườn gà chứa 34 microgam i-ốt, chiếm 23% lượng i-ốt cơ thể cần mỗi ngày. Lườn gà còn giàu kali, phốt pho, vitamin B tổng hợp và rất ít calo.
Trứng gà
Trong trứng gà có chứa i-ốt rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một quả trứng luộc có chứa 12 microgam i-ốt, chiếm 9 % lượng i-ốt cơ thể cần.
Phô mai
Trong mỗi miếng phô mai chứa đến 12 microgam i-ốt. Tuy nhiên, nó có hàm lượng calo lớn, nên bạn nên ăn lượng vừa phải để hạn chế tăng cân.
Ngô
Ăn ngô giúp tăng lượng i-ốt cho cơ thể. Nửa chén ngô giúp cung cấp 14 microgam i-ốt. Bạn có thể ăn ngô luộc như một bữa ăn nhẹ, hoặc thêm vào canh, salad cho bữa tối của mình.
Rau chân vịt
100 g rau bina (rau chân vịt) chứa 16.4 mcg i-ốt. Ngoài rau bina thì rau cần cũng có lượng i-ốt tương đương (16mcg/100g), rau dền chứa 5 mcg, súp lơ 1.2 mcg và cải xoăn 4.5 mcg.
GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cảnh báo, Việt Nam nằm trong số 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu i-ốt nghiêm trọng.
Kết quả điều tra năm 2013-2014 cho thấy, gần 10% trẻ 8-10 tuổi bị bướu cổ, mức trung vị i-ốt niệu là 8,4 mcg/dl. Năm 2005 tỷ lệ trẻ bị bướu cổ là dưới 5%; mức trung vị i-ốt niệu lớn hơn hoặc bằng 10 mcg/dl.
Chỉ 6 % số người được hỏi dùng duy nhất gia vị mặn là muối i-ốt, 75 % sử dụng gia vị mặn từ các sản phẩm chế biến có muối như nước mắm, nước tương, bột canh…
Nếu như năm 2005, độ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh của Hà Nội lên đến gần 100%, thì sau 3-4 năm chỉ còn gần 30%.