Chẩn đoán số lượng tinh trùng ít được đưa ra khi lượng tinh trùng giảm xuống dưới 20 triệu trong một mililít tinh dịch. Phạm vi bình thường của số lượng tinh trùng cần từ 20 triệu đến 120 triệu/ml tinh dịch, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Những nguyên nhân nào khiến số tinh binh giảm?
Nguyên nhân chính gây giảm số lượng tinh binh là các rối loạn di truyền, suy dinh dưỡng, tổn thương tinh hoàn, uống nhiều bia rượu, thuốc kê đơn, độc tố môi trường, hút thuốc, sử dụng ma túy, thiếu chất dinh dưỡng như kẽm, béo phì, căng thẳng và các yếu tố khác.
Các bài tập này có thể giúp tăng số lượng tinh trùng như thế nào?
Các bài tập giúp tăng cường sức mạnh của đáy chậu, thắt lưng và vùng bụng cũng như cải thiện lưu lượng máu và cung cấp oxy cho vùng chậu. Đồng thời nó có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe của tuyến sinh sản, duy trì số lượng tinh trùng và tăng tuổi sinh sản của nam giới.
1. Sarvang Asana (Tư thế cây nến)
Lợi ích: Tư thế yoga này kích thích tuyến giáp và làm vững chắc toàn bộ cơ thể.
Cách làm: Nằm ngửa, hai chân chạm vào nhau và hít sâu đồng thời nâng hai chân lên tạo thành một góc vuông. Đặt hai bàn tay dưới hông và giữ chân thẳng. Duy trì tư thế này và thở trong 20 đến 30 giây.
2. Dhanur Asana (Tư thế cái cung)
Lợi ích: Tư thế yoga này làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sinh sản và thúc đẩy sức khỏe tình dục ở nam giới. Tư thế này cũng giúp ngăn ngừa rối loạn cương dương và xuất tinh sớm, nhờ đó làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới.
Cách làm: Nằm sấp, hai tay đặt xuôi theo người và giữ hai chân cách nhau. Gấp đầu gối và dùng tay giữ mắt cá chân, hít vào và thở ra thật sâu. Trong khi thở, kéo ngực lên khỏi mặt đất và kéo chân thẳng với mũi bàn chân. Giữ tư thế này trong 15 đến 20 giây.
3. Hal Asana (Tư thế lưỡi cày)
Lợi ích: Tư thế yoga này thúc đẩy lưu thông máu đến vùng chậu và tăng cường sức khỏe sinh sản.
Cách làm: Nằm ngửa, hai cánh tay và lòng bàn tay áp xuống sàn nhà. Trong khi thở, đưa hai chân lên quá đầu và chạm sàn bằng bàn chân. Giữ tư thế này trong 20 đến 30 giây và thở bình thường
4. Paschimottan Asana (Ngồi cúi ra trước)
Lợi ích: Bài tập yoga này giúp làm săn chắc các cơ nâng đỡ các cơ quan sinh sản và ngăn ngừa rối loạn cương dương.
Cách làm: Ngồi bệt và duỗi thẳng chân ra trước, các ngón chân hướng lên trần nhà. Trong khi hít vào, giơ cánh tay và từ từ gấp người về phía trước để giữ lấy ngón chân cái. Cúi đầu sao cho trán chạm vào đầu gối. Tiếp tục thở trong tư thế này trong 15 đến 20 giây.
5. Kumbhak Asana (Tư thế tấm ván)
Lợi ích: Bài tập yoga này tăng cường phần thân trên và tăng sức bền tình dục. Ngoài ra, nó cũng giúp làm tăng sức khỏe tình dục.
Cách làm: Nằm sấp, đặt hai bàn tay dưới vai của bạn và hạ người xuống sàn nhà. Nâng phần thân trên, chân và mông ra khỏi sàn theo một đường thẳng. Giữ tư thế này trên lòng bàn tay và ngón chân trong 15-30 giây.
6. Bhujang Asana (Tư thế rắn hổ mang)
Lợi ích: Tư thế rắn hổ mang loại bỏ căng thẳng ở cơ lưng và cột sống. Nó cũng thúc đẩy sức khỏe của các cơ quan sinh sản và nhờ đó làm tăng khả năng sinh sản.
Cách làm: Nằm sấp, hai lòng bàn tay đặt dưới vai. Trong khi hít vào, nhấc ngực lên khỏi mặt đất với đầu ngước lên trần nhà. Từ từ, nâng phần thân trên đến vùng rốn của bạn và duy trì tư thế này trong khi hít sâu 5 đến 10 lần.
7. Pada Hasthasana (Đứng cúi người ra trước)
Lợi ích: Tư thế yoga này kéo giãn hông, chân và cột sống. Nó cũng làm tăng lưu thông máu đến não.
Cách làm: Đứng thẳng và trong khi hít vào giơ hai tay lên trên đầu mà không gấp khuỷu tay. Trong khi thở ra từ từ, cúi người về phía trước cho đến khi bàn tay chạm vào bàn chân và duy trì tư thế này trong 20 đến 30 giây.
8. Nauka Asana (Tư thế chiếc thuyền)
Lợi ích: Nauka Asana khiến bụng, hông và chân khỏe mạnh. Nó giúp săn chắc cơ vùng chậu và giúp giải phóng các hoóc-môn sinh dục.
Cách làm: Nằm ngửa và đặt tay lên đùi. Hít vào và thở ra đồng thời bằng cách nhấc ngực, cả hai tay, chân và đầu lên khỏi mặt đất. Giữ tư thế này và tiếp tục thở sâu.