1. Sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu công bố năm 2017 cho thấy tỷ lệ tử vong do bệnh mạch máu, đau tim và đột quỵ thấp hơn ở những người ăn ớt cay. Tuy nguyên nhân còn chưa được chứng minh, thì một số nghiên cứu khác đã gợi ý rằng gia vị cay nóng có thể làm giảm mức cholesterol LDL trong cơ thể khi được ăn có chừng mực.
TS. Zhiming Zhu, tác giả cao cấp của một nghiên cứu khác năm 2017 cho biết: “Nghiên cứu cho thấy rằng việc thưởng thức gia vị cay là một cách hiệu quả để giảm lượng muối và huyết áp, bất kể loại và lượng thực phẩm”.
TS. Khursheed Jeejeebhoy, giáo sư y khoa danh dự tại Đại học Toronto, cho biết: “Không có bằng chứng nào cho thấy phải làm vậy. Gia vị cay nóng ở mức độ vừa phải là rất đáng thưởng thức, và không có bằng chứng cho thấy đồ ăn cay có hại”.
2. Đốt cháy thêm calo
Theo nghiên cứu từ Đại học Purdue, chúng ta sẽ đốt cháy nhiều calo hơn và ít thèm ăn hơn sau khi ăn ớt đỏ. Hiệu quả này đặc biệt mạnh ở những người không thường xuyên ăn thức ăn nhiều gia vị.
Nhưng cần nhớ, vị cay không phải là một phép màu để giảm cân. Nhóm nghiên cứu lưu ý một thỉnh thoảng rắc ớt đỏ lên thức ăn sẽ có lợi hơn khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống năng vận động.
3. Phòng ngừa ung thư
Capsaicin, thành phần làm cho ớt cay và nóng, được một số chuyên gia cho là có đặc tính chống ung thư.
BS. Gregory A. Plotnikoff, Bệnh viện Allina ở Minnesota cho biết: “Nó có tác dụng đối với cơ thể tương tự như một số thuốc chống ung thư.
Tuy nhiên, lợi ích này tiếp tục bị tranh cãi trong y văn do những phát hiện mâu thuẫn nhau.
4. Giảm đau
Capsaicin cũng có thể giúp ích nhờ khả năng “dập tắt” cảm giác đau trong cơ thể. Cơ chế được cho là nó nhắm vào một hóa chất trong não được gọi là “chất P”, đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp tổn thương.
Điều này giải thích tại sao capsaicin thậm chí có thể được sử dụng như một thành phần trong các loại kem giảm đau và thuốc. Một số nghiên cứu cũng đã đề xuất chế độ ăn với mức capsaicin cao hơn có thể có tác dụng bảo vệ chống lại loét nhờ tiêu diệt vi khuẩn H. pylori.