Theo đuổi chế độ ăn lành mạnh là mục tiêu của nhiều người. Thế nhưng sao vẫn có người không thành công?
Đó có thể là bởi nhiều người lầm tưởng về chiến lược ăn uống lành mạnh của mình – tưởng nó tốt nhưng hóa ra lại không phải.
Check xem sai lầm của bạn đang ở đâu để sửa ngay còn kịp.
1. Giảm tối đa hoặc lựa chọn sản phẩm ít chất béo
Để theo đuổi lối sống lành mạnh, nhiều người chọn sản phẩm ít chất béo. Nhưng mấy ai trong chúng ta nhận ra, để giảm mức chất béo, các nhà sản xuất sẽ bù đắp thành phần khác vào sản phẩm để phần nào cải thiện hương vị. Ví dụ như đường, hương liệu, chất ổn định, và chất béo trans…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, các sản phẩm có hàm lượng chất béo bình thường là cần thiết cho chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Nếu có vấn đề về sức khỏe thật sự, thì bạn mới nên cắt giảm hoàn toàn chất béo. Còn không, bạn chỉ cần giảm bớt tỉ lệ chất béo gây hại trong thực phẩm là đủ.
2. Chỉ uống nước trái cây mà không ăn rau, củ, quả
Bạn biết đấy, nước trái cây thơm ngon nhưng lại chứa nhiều đường và không có chất xơ. Điều này có thể dễ kích thích sự thèm ăn, ăn nhiều hơn và làm bạn tăng cân.
Bởi nước trái cây chỉ phần nào giúp thỏa mãn cơn khát nhưng lại chẳng có vai trò lớn giúp bạn giảm đói. Bên cạnh đó, uống nước trái cây nhiều vào lúc bụng rỗng còn gây hại dạ dày nữa. Vì thế, tốt hơn là bạn nên lựa chọn ăn trái cây tươi bình thường, ăn nhiều rau, uống thêm nước tinh khiết.
3. Chúng ta ăn trái cây sấy khô
Hoa quả sấy khô ngon, thơm nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng và đường cao. Lý do là chất dinh dưỡng, chất xơ đã được “cô đọng” lại, tập trung hơn khi được loại bỏ nước.
Một nghiên cứu dịch tễ học lớn với hơn 13.000 người tham gia cho thấy. những người ăn hoa quả khô có lượng chất dinh dưỡng tốt hơn. Thế nhưng điều quan trọng cần lưu ý là đường tự nhiên trong hoa quả khô có hàm lượng cao hơn. Và điều này sẽ gây hại ít nhiều cho mọi người nếu tiêu thụ nhiều trái cây sấy khô.
Ví dụ, một cốc nho tươi có 23gr đường và 104 calo, nhưng một cốc nho khô có 116 gram đường và lên đến 520 calo – gấp năm lần nho tươi. Vì thế, việc cân đối lượng thực phẩm ăn vào là cần thiết với người đang có chế độ ăn lành mạnh.
4. Chỉ chọn trứng vỏ ngoài màu nâu vì nghĩ tốt hơn vỏ trắng
Nhiều người cho rằng trứng vỏ nâu tốt hơn vỏ trắng. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra, không có sự khác biệt nào về dinh dưỡng giữa những quả trứng vỏ trắng và vỏ nâu.
Màu sắc lớp vỏ trứng khác nhau, đây chủ yếu là đặc điểm di truyền. Và chắc chắn màu sắc của vỏ không phải là yếu tố quyết định đến giá trị dinh dưỡng bên trong quả trứng.
Dinh dưỡng của trứng được quyết định chủ yếu do nguồn thức ăn, nước uống, cách chăm sóc, môi trường…
5. Hạn chế lượng thực phẩm mà quên tính toán về lượng calories
Bạn nghĩ cùng là trứng nên dù bạn chế biến trứng ốp hay luộc thì hàm lượng calories vẫn giống nhau. Không phải đâu, sự thật là mỗi cách chế biến lại đem đến cho bạn lượng calories nhất định. Thực phẩm chiên, xào còn “cõng” thêm lượng calories từ dầu mỡ, gia vị nữa.
Ví dụ nếu bạn ăn trứng luộc, hàm lượng calories vào cơ thể sẽ it hơn. Cụ thể, nếu bạn ăn 2 quả trứng luộc thì có lượng caolories là 188, chỉ nhiều hơn một chút so với một quả trứng ốp.