Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp hiệu quả giúp xoa dịu cơn đau dạ dày. Nếu bạn đang thắc mắc đau dạ dày ăn gì thì không nên bỏ qua một số thực phẩm sau đây:
• Nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Trứng chín, mật ong, bánh ngọt, sữa và các thành phẩm từ sữa… là những loại thực phẩm đóng vai trò như một lớp tráng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích trực tiếp từ acid dịch vị.
• Thực phẩm nhanh làm lành vết viêm loét dạ dày : Tôm cá giàu canxi, bắp cải chứa vitamin U… giúp nhanh chóng làm lành vết loét, tăng lưu lượng máu đến dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Tuy nhiên vitamin U dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, do đó sử dụng nước ép bắp cải là cách làm tốt nhất.
• Thực phẩm giảm tiết acid trong dạ dày: Các loại thực phẩm giàu tinh bột như: cơm, bánh mì, cháo, khoai, ngô, khoai tây… là dạng dễ tiêu hóa, tránh kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid. Đặc biệt, cơm trắng có tác dụng giảm cơn đau nhanh chóng, đồng thời hấp thụ lượng acid dư thừa trong dạ dày.
Thực phẩm giàu vitamin A, B, D, K, sắt, kẽm, magie như: rau củ xanh đậm, hoa quả màu đỏ…. cũng là câu trả lời cho vấn đề đau dạ dày nên ăn gì. Người đau dạ dày mãn tính thường xuyên bị thiếu chất do khả năng hấp thụ kém, vì vậy việc bổ sung vitamin và khoáng chất là hết sức cần thiết.
Người đau dạ dày kiêng gì, bạn có biết?
• Thực phẩm chứa nhiều acid
Một số loại trái cây chua (chanh, quất, xoài, khế…); thực phẩm chua (mẻ, dấm); nước ngọt, đồ uống có ga… sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid gây đau bụng, buồn nôn. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn không biết đau dạ dày kiêng gì thì nên tránh những thực phẩm trên.
• Thực phẩm tổn thương niêm mạc dạ dày
Món ăn chiên nhiều dầu mỡ; đồ uống (rượu, bia, chè đặc, cà phê…); các gia vị cay nóng (ớt, gừng, tiêu…); rau củ già, rễ cây; các loại nấm… có thể gây kích thích làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
● Thực phẩm gây chướng bụng
Giá đỗ, hành, dưa muối… có khả năng lên men dẫn đến hình thành hơi trong dạ dày. Đặc biệt, không nên ăn trứng gà khi chưa chín vì lòng trắng sống chứa chất antitrypsin ngăn cản quá trình tiêu hóa protein gây đầy bụng khó tiêu.
Ngoài việc tìm hiểu đau dạ dày kiêng gì, người bệnh cũng cần phải chú ý những một số vấn đề khác như:
• Nên sử dụng đồ ăn đã được nấu chín kĩ, mềm giúp giảm áp lực hoạt động co bóp của dạ dày.
• Ăn chậm nhai kỹ để tăng sự bài tiết của nước bọt, giúp trung hòa acid trong dạ dày.
• Người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no khiến dạ dày phải tiết nhiều acid.
• Dùng đồ ăn ấm khoảng 40 – 50 độ C giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
• Không nên vận động mạnh hoặc nằm ngay khi vừa ăn no.