Gần đây, có một tin tức nói về vấn đề “ăn một bát mì ăn liền, gan cần 32 ngày để giải độc”, khiến rất nhiều người thà “chết đói” cũng không ăn mì gói. Một bát nhỏ mì ăn liền, lại có độc hại đến mức khiến gan phải mất 32 ngày giải độc, điều này rất khó tin. Tuy nhiên theo chuyên gia dinh dưỡng Vương Húc Phong, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe Thủ đô, người sáng lập câu lạc bộ Dinh dưỡng Bắc Kinh, điều này hoàn toàn có cơ sở.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Vương Húc Phong cho biết, trong mì ăn liền có chứa rất nhiều chất phụ gia, thậm chí có trên 25 chất phụ gia được thêm vào mì. Vì vậy trực tiếp phán định, chất phụ gia có trong mì vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ví dụ như chất chống oxy hóa, hương liệu tổng hợp, chất bảo quản… Các chất này rất khó phân hủy, do đó cần phải mất 32 ngày mới có thể hoàn thành quá trình “giải độc”.
Trên thực tế, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất mì ăn liền là bột lúa mì. Nếu bạn không thêm thứ gì vào mì ăn liền, ví dụ như không thêm gói gia vị vào gói mì thì cơ thể chỉ cần 2-3 tiếng là có thể tiêu hóa hoàn toàn. Bởi ăn mì với đầy đủ các gói gia vị là nguyên nhân chính gây hại cho sức khỏe.
Chuyên gia dinh dưỡng Vương Húc Phong chỉ ra 3 cách ăn mì an toàn.
1. Thêm một chút ít hoặc không thêm gói gia vị
Lý do mì ăn liền được gọi là thực phẩm nhiều muối, thủ phạm cầm đầu chính là gói gia vị. Ví dụ mì ăn liền thông thường có tổng lượng muối 6,6g, đã vượt quá lượng muối ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn là mỗi ngày ăn tối đa 6g muối.
Nhưng trên thực tế, trong bánh mì ăn liền chỉ chứa 1,8g muối, 4,8g muối còn lại nằm trong gói gia vị. Do đó, khi ăn mì, kiến nghị mọi người nên ăn ít gia vị hoặc không cho thêm gói gia vị vào mì. Nếu cho thêm gói gia vị thì tốt nhất không cho quá 1/4.
2. Ăn mì kết hợp với một số thực phẩm lành mạnh
Mì ăn liền chỉ có thể khiến bạn no và không đủ chất dinh dưỡng. Mặc dù trong mì ăn liền chứa hàm lượng carbohydrates và chất béo cao, nhưng nếu chỉ ăn nguyên mì, rõ ràng các chất như protein, chất xơ thiếu nghiêm trọng, vitamin và khoáng chất trong mì cũng vô cùng ít. Vì vậy, khuyên mọi người nếu muốn ăn mì tốt cho sức khỏe, thì có thể ăn kết hợp với các loại thực phẩm khác như dưa chuột, cà chua, trứng, thịt bò…
3. Chỉ ăn mì không uống nước súp
Nhiều người rất thích ăn mì ăn liền, do đó mì là món ăn thường xuyên trong danh sách ăn uống hàng ngày của họ. Gói gia vị, thực tế có thể khiến nước mì ngon hơn, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nước mì lại là nguyên nhân chính dẫn đến hàm lượng muối nạp vào cơ thể rất cao, rất nhiều mỡ gây béo phì, gây bệnh tim mạch. Vì vậy kiến nghị, tốt nhất không nên ăn súp mì, nếu không muốn “tổn thọ”.
Đương nhiên, nếu ăn mì chúng ta lựa chọn không ăn gói gia vị và kết hợp ăn mì với các loại thực phẩm lành mạnh như cà chua và trứng, thì việc uống súp mì không có gây hại cho sức khỏe.
Chuyên gia Vương Húc Phong cũng khuyến cáo những người sau đây không nên ăn mì ăn liền:
Người béo phì, tim mạch
Mì ăn liền được chiên qua dầu với nhiệt độ cực cao, vì thế lượng chất béo bão hoà (khó tan) trong mì khá nhiều. Đây là chất béo làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của mì ăn liền không cân đối, chủ yếu từ tinh bột. Thành phần này càng dễ chuyển hoá thành chất béo, không có lợi cho cơ thể.
Người mắc bệnh dạ dày
Ăn nhiều mì ăn liền không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…
Người mắc bệnh thận
Trong mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn vô tình làm hại thận và không tốt cho người mắc bệnh thận.
Trẻ nhỏ
Do mì ăn liền là thực phẩm ăn liền, có chứa nhiều dầu mỡ nên khi trẻ em ăn vào thường kích thích vị giác, không ăn các món ăn khác và dần trở nên biếng ăn.