Những ngày này, tình trạng nhiễm sán lợn đang ngày một gia tăng ở khắp nơi. Người bệnh có thể nhiễm ấu trùng sán lợn hoặc sán trưởng thành ở ruột nếu ăn, nuốt phải trứng, nang ấu trùng sán lợn… Có thể nói, nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm sán chính là từ việc ăn uống của chúng ta. Trong đó, có những món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán rất cao.
Rau sống
Rau sống là một trong những loại thực phẩm có nguy cơ làm lây nhiễm sán cao nhất, điển hình như các loại rau xà lách, rau mùi… Trong quá trình chăm sóc, việc tưới, bón bằng nước bẩn, phân tươi khiến cho ký trình sinh sôi. Các loại rau này lại thường dùng để ăn sống, không qua chế biến bằng nhiệt độ nên nguy cơ nhiễm sán là rất lớn.
Tiết canh
Tiết canh được chế biến từ máu động vật, lại không qua chế biến bằng nhiệt độ nên cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán rất cao. Nó có thể mang mầm bệnh từ máu động vật, là gia tăng nguy cơ mắc giun sán, ấu trùng sán… Không những thế, ăn tiết canh còn có thể gây nên các căn bệnh về tiêu hoá, bệnh viêm não… nếu không được chế biến đảm bảo.
Các loại thịt tái
Trong các loại thịt sống, thịt chế biến chưa chín hẳn cũng có thể chứa sán và không ăn chín càng làm chúng có điều kiện đi vào cơ thể, gây nên các bệnh về tiêu hoá, ảnh hưởng cả đến khớp, não…
Lòng lợn
Lòng lợn cũng là món ăn dễ bị nhiễm các loại sán do trong quá trình tiêu hoá, sán có thể xâm nhập và trú ngụ tại bộ phận này của con lợn. Khi dùng lòng lợn để làm món ăn, nếu chế biến không cẩn thận sẽ không loại bỏ hoàn toàn được sán, dẫn đến nhiễm bệnh vào cơ thể con người.
Nem chua
Nem chua là món được làm từ thịt lợn, da lợn và các loại gia vị rồi cho lên men lactic. Thực chất, đây là món ăn không qua đun nấu nên vẫn ẩn chứa nguy cơ nhiễm sán dây lợn nếu ăn phải loại làm từ thịt lợn gạo (lợn có nhiễm sán).
Các món từ ốc
Ốc là loài sống trong môi trường bùn đất, thường ẩn chứa nhiều kí sinh trùng có hại. Khi không được chế biến cẩn thận, đảm bảo, không loại bỏ hết giun, sán có trong ốc thì nguy cơ làm lây nhiễm vào cơ thể là rất cao.
Các món gỏi hải sản, hải sản sống
Nhiều món gỏi hải sản, hải sản sống như sushi hay sishimi thường rất được ưa chuộng bởi giữ nguyên được hương vị của món ăn. Tuy nhiên, hải sản sống cũng chứa nhiều ký sinh trùng và có thể là con đường đưa sán vào cơ thể chúng ta, tấn công các bộ phận điển hình là ruột, gan, túi mật…
*Lưu ý: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh để phòng tránh nhiễm sán lợn. Đặc biệt, không không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, rau sống không đảm bảo vệ sinh vì tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.