2019-03-28 06:53:24
{"the-thao":"Th\u1ec3 Thao"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE5LzAzLzI4LzMtMDY1MS5qcGc.webp

Những dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang tập gym sai cách.

Tập gym sai cách không chỉ khiến quá trình tập luyện kém hiệu quả hơn mà còn gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe của bạn.

Tập gym là một thói quen rất tốt. Thế nhưng, tập gym sai cách có thể đem lại những hậu quả khôn lường.

Nếu bạn thấy có những dấu hiệu dưới đây thì hãy dừng ngay việc tập gym, tìm đến các phòng khám chuyên khoa nếu như tình trạng tệ hơn.

Giám đốc Thể dục của tạp chí Men’s Health – Ebenezer Samuel chia sẻ những dấu hiệu bạn cần biết khi tập sai cách, hậu quả bạn có thể mắc phải và những cách để khắc phục khi tập luyện không đúng phương pháp. 

1

 

Những dấu hiệu khi tập gym sai cách

Bầm tím không rõ nguyên nhân


Nếu bạn không hề va đập vào đâu mà những vết bấm tìm cứ thi nhau xuất hiện trên khắp cơ thể bạn thì hãy cẩn thận, có thể bạn đang tập gym sai cách đó. Lúc nãy hãy ngừng việc tập ngay lập tức và bạn có thể cân nhắc đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân nếu như tình trạng tệ hơn nhé.

Những cơn đau

Đau cơ khi tập thể thao là chuyện bình thường, nhưng nếu những cơn đau cực khó chịu, giống như kim châm trên da thì nguyên nhân lớn có thể đến từ việc bạn tập gym không đúng cách.

Bạn hãy dừng ngay quá trình vận động nếu cơn đau xuất hiện, ngồi nghỉ, thả lỏng cơ thể và đi khám sớm nhất ngay khi có thể.

Cảm giác châm chích có thể là tín hiệu của hệ thần kinh vận động bất ổn. Ngoài ra, nó còn cảnh bảo những nguy cơ tiềm ẩn về chức năng và phản xạ cơ thể đang gặp trục trặc đó.

5

 

Đau đến mức bạn phải thay đổi tư thế

Nếu bạn tập những tư thế đứng yên một chỗ như plank hoặc gác chân lên tường thì phần lớn những cơn đau là đau cơ. Song nếu bạn bị những cơn đau nhói khiến bạn phải ngừng tập ngay và không thể tập lại sau nhiều ngày thì hãy tìm một động tác thay thế phù hợp hoặc đi đến các chuyên gia chỉnh hình để được giúp đỡ.

Đau đến mất ngủ

Nếu những cơn đau ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của bạn thì đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Hãy cẩn thận nếu cảm giác cơ thể bồn chồn, sinh hoạt khó khăn xuất hiện ngay sau khi tập gym nhé!.

Kiệt sức, uể oải

Thông thường, cảm giác mệt mỏi sau khi tập gym sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu sau khi tắm mà cơ thể bạn vẫn thấy khó chịu và cảm giác này kéo dài nhiều ngày thì hãy ngừng việc tập lại.

Có thể bạn đã đẩy thể chất của mình tới cực hạn và nó sẽ đưa đến những tín hiệu cảnh báo. Trong thời gian dài, việc thúc ép cơ thể quá mức có thể dẫn tới trầm cảm.

3

 

Những chấn thương khi tập gym sai cách

Chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, tạo cảm giác đau đơn ở bắp thịt và khiến bệnh nhân mất khả năng vật động tạm thời.

Mọi bộ phận trên cơ thể đều có thể bị chuột rút nhưng phần lớn thì tình trạng này xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Rách cơ

Rách cơ là hiện tượng hư hỏng sợi cơ. Lúc này cơ sẽ sưng rất to, máu chảy bên trong cơ thành những cục máu đông.

Đứt dây chằng

Đứt dây chằng xảy ra khi dây chằng bị căng quá mức, gây nên áp lực nặng cho các khớp hoặc khi khớp bị xoay đột ngột khiến dây chằng bị kéo dãn bất ngờ. Chấn thương này xảy ra phần lớn ở đầu gối và mắt cá chân.

Viêm gân

Dấu hiệu khi người tập bị viêm gân gồm vùng tổn thương đỏ, sưng to, ấn vào thì đau nhưng động tác co cơ chủ động khiến cơ đau tăng lên nhiều lần.

Thoát vị đĩa đệm

Đây là hiện tượng địa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Gây nên hiện tượng đau thắt lưng, vai, gáy và cổ.

Những cách khắc phục và phòng tránh chấn thương khi tập gym sai cách

Dù đã nghỉ tập vài ngày nhưng những hậu quả do tập gym sai cách vẫn không hề cải thiện thì bạn có thể đến gặp bác sĩ thể thao để chữa trị hoặc hãy áp dụng một số cách khắc phục chấn thương để tạm thời cấp cứu.

Dưới đây là một số chấn thương phổ biến và cách khắc phục cũng như phóng tránh những loại chấn thương này.

Chấn thương lưng dưới

Chấn thương lưng dưới khá phổ biến, chấn thương này xảy ra khi bạn tập deadlift hoặc squat sai kỹ thuật. Nếu chấn thương nhẹ thì bạn sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, trong trường hợp xấu thì có thể gây nên hậu quả thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn không chữa trị kịp thời thì những dây thần kinh ở cột sống sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Để khắc phục cơn đau lưng dưới, bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày để quan sát. Trong trường hợp bạn quá đau và tình trạng tệ hơn mỗi ngày thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay, đừng tự ý chườm nóng, lạnh vì có thể làm  cơn đau tồi tệ hơn.

Để phòng tránh cho những lần sau, bạn nên khởi động thật kỹ trước khi tập. Khởi động sẽ giúp cơ thể nóng lên, cơ, khớp và tim sẽ hoạt động tốt hơn trong quá trình luyện tập.

Đừng tham lam tập nặng, điều quan trọng là bạn tập đúng tư thế, đúng kỹ thuật. Trong thời gian mới tập, bạn có thể nhờ HLV cá nhân hướng dẫn để đảm bảo sự an toàn khi tập gym.

Chấn thương ở khớp cổ tay

Đây là chấn thương gặp phải khi tập đẩy ngực hoặc lên xà đơn. Khi gặp phải chấn thương cổ tay, bạn sẽ thấy khá khó chịu khi cử động và sự khó chịu sẽ tăng dần khi vận động mạnh.

Chấn thương cổ tay thường không hề nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày.

5

 

Khi gặp chấn thương vùng cổ tay, bạn nên ngừng việc tập thể thao. Sau đó đeo thanh nẹp, nếu cần thiết. Bạn hãy chườm đá lạnh lên vùng chấn thương trong vòng 15 đến 20 phút. Khi ngủ thì bạn hãy kê cao cổ tay để giúp máu lưu thông tốt và dễ dàng hơn.

Nếu như tình trạng chấn thương không giảm đi và xuất hiện thêm những biểu  hiện khác như đau ngón tay, sưng ngón tay, ngón tay mất cảm giác, không thể cử động thì bạn nên tới gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Lưu ý là bạn không nên dùng dầu nóng, mật gấu, xoa rượu hay dán cao vì có thể khiến chỗ sưng bị chảy máu, tụ máu, vết bầm tím lan rộng hơn.

Để phòng tránh chấn thương cổ tay, bạn hãy khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu bài tập, khi nâng tạ hoặc đu xà, hãy làm từ từ không nên vội và bạn có thể sử dụng băng quấn cổ tay để tăng thêm bảo vệ.

Bong gân

Khi bị bong gân, bạn sẽ thấy đau nhói ở vùng khớp bị chấn thương, sau đó cơn đau sẽ dịu dần nếu được nghỉ ngơi. Vì vậy, có rất nhiều người đã chủ quan tiếp tục tập luyện khiến tình trạng trở nên tệ hơn.

Khi bị bong gân thì bạn nên ngừng ngay tập luyện, không dùng dầu nóng hay mật gấu để xoa bóp. Bạn không nên dùng dầu nóng hay mật gấu để xoa vì có thể gây nên tình trạng chảy máu trong.

Sau khi nghỉ tập, bạn nên chườm lạnh ngay tức khắc, sử dụng băng ép đúng mức độ để cố định chất thương, nâng cao chân bị chấn thương để máu lưu thông.

Bài viết mới nhất

Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc 2024: Cơ hội để các bạn sinh viên tìm hiểu thêm về văn hoá xứ kim chi

Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc 2024” (K-Food Festival 2024) vừa được tổ chức tại Trường ĐHQT Hồng Bàng, TP.HCM.  Hoạt động hấp dẫn...

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...