VITAMIN D3 LÀ CHẤT NHƯ THẾ NÀO?
Vitamin D3, cùng với D2, tạo thành hai dạng hóa học của vitamin D. Bạn có thể tìm thấy vitamin D3 từ các thực phẩm từ động vật. Ví dụ trong các sản phẩm từ sữa và cá hồi hoặc từ các chất bổ sung vitamin.
Cơ thể bạn cũng tự tạo ra vitamin D3 – melanocytes. Các tế bào sắc tố trong da tạo ra vitamin khi da bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
BẠN SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU THIẾU HỤT VITAMIN D3?
NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG
Chức năng chính của vitamin D3 là điều chỉnh cân bằng canxi của bạn. Do đó, mức độ thiếu hụt vitamin D3 ảnh hưởng đến các mô giàu canxi, chẳng hạn như xương. Khi bạn thiếu vitamin D3, xương bắt đầu mất lượng canxi – chất tạo nên khoáng chất cho xương. Đến lúc canxi xâm nhập vào máu, xương sẽ trở nên mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn gây ra gãy xương. Nếu bạn liên tục không nhận đủ lượng cần thiết, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ gãy xương cao hơn. Đồng thời, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn khi bạn già đi.
HỆ MIỄN DỊCH YẾU ĐI
Lượng vitamin D3 giảm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch. Khi lượng vitamin D trong cơ thể giảm, hệ miễn dịch sẽ trở nên không ổn định. Thiếu hụt vitamin D3 thường gây cảm giác mệt mỏi nhưng đây là triệu chứng dễ bị bỏ qua. Các tế bào miễn dịch cần có vitamin D3 để phát triển tốt nhất. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tự miễn thường có lượng vitamin D3 thấp.
TRẦM CẢM HOẶC TÂM TRẠNG THẤT THƯỜNG
Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng vitamin D3 thấp với tâm trạng thay đổi thất thường. Vitamin D3 có trách nhiệm kích hoạt gen điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cũng như sự phát triển của não. Trên thực tế, vitamin D3 liên quan chặt chẽ với trầm cảm theo mùa (SAD)- chứng rối loạn thường xảy ra vào cuối mùa Thu và mùa Đông do thiếu ánh nắng mặt trời.
GÂY RA BÉO PHÌ
Béo phì là một trong những dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D3. Thiếu vitamin D3 có thể gây ra béo phì và nhiều vấn đề khác về cân nặng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chỉ số BMI và nguy cơ thiếu vitamin D3. Trong đó chỉ ra chỉ số BMI cao dẫn tới giảm nồng độ vitamin D3 trong cơ thể. Những đối tượng thừa cân và béo phì (có chỉ số BMI trên 40) sẽ có lượng vitamin D trong cơ thể ít hơn 18% so với những người có chỉ số BMI bình thường.
BỆNH HEN SUYỄN
Thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của phổi và làm cho bệnh hen suyễn tồi tệ hơn, đặc biệt là ở trẻ em. Vitamin D có thể cải thiện bệnh hen suyễn bằng cách ngăn chặn các protein gây viêm trong phổi, cũng như gia tăng sản xuất một loại protein có tác dụng chống viêm.
BỔ SUNG VITAMIN D3 NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG
Vitamin D3 có sẵn trong ánh nắng mặt trời, tuy nhiên tia cực tím trong ánh nắng có thể gây ung thư da. Tốt nhất, bạn nên lấy nguồn vitamin này từ thực phẩm và viên uống bổ sung. Trứng gà, cá hồi, tôm, gan bò, phô mai, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc hoặc các loại hạt như hạnh nhân, đậu nành là những loại thực phẩm giàu vitamin D3.
LƯỢNG VITAMIN D3 PHÙ HỢP CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG
Ở những độ tuổi khác nhau, bạn sẽ cần bổ sung lượng vitamin khác nhau. Chế độ ăn uống được khuyến nghị cho vitamin D3 là 400 IU cho trẻ sơ sinh; 600 IU cho trẻ em và người lớn; và 800 IU cho những người trên 70 tuổi. Đối với những người trên 50 tuổi nên được bác sĩ xác định liều lượng cụ thể.