Bánh mì nguyên cám, bánh yến mạch nướng… không tốt cho bệnh nhân tiểu đường hoặc có lượng đường huyết cao.

1. Bánh mì nguyên cám

Ba loại ngũ cốc thô tưởng tốt mà làm tăng đường huyết

Phần lớn mọi người cho rằng bánh mì nguyên cám là sản phẩm từ ngũ cốc thô nên không chỉ thơm ngon mà còn giúp giảm lượng đường trong máu. Trên thực tế, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm.

Trong quá trình làm bánh mì nguyên cám, bột ngũ cốc thô cũng được thêm vào nhưng một lượng bột mì nhất định cũng được thêm vào. Nếu không sản phẩm cuối cùng sẽ không hoàn hảo và hương vị sẽ khó nuốt.

Vì vậy, hàm lượng ngũ cốc thô trong bánh mì nguyên cám nói chung rất nhỏ, phần lớn là bột mì. Nếu bạn ăn quá nhiều bánh mì nguyên cám sẽ không có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu.

2. Bánh bao nguyên cám

Ba loại ngũ cốc thô tưởng tốt mà làm tăng đường huyết - 1

Bánh bao nguyên cám tự làm có thể nâng cao cảm giác no, giúp hạ thấp lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nhiều loại bánh bao nguyên cám bán bên ngoài có vị rất ngọt, hầu như không cho quá nhiều ngũ cốc thô, rất dễ làm tăng lượng đường trong máu.

3. Bánh yến mạch nướng

Ảnh: Tidy Mom
Ảnh: Tidy Mom

Bột yến mạch là một loại sản phẩm ngũ cốc thô rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, có thể kiểm soát tốt lượng đường nạp vào cơ thể mà còn giúp giảm cân.

Đây là lý do tại sao nhiều người ăn kiêng và tập thể hình thường chọn bột yến mạch làm thực phẩm chính. Tuy nhiên, bánh yến mạch nướng bán sẵn thường bổ sung rất nhiều đường, các loại hạt, trái cây sấy khô và sữa chua. Do đó hàm lượng đường và calo cũng sẽ cao.

Vì vậy, loại bánh yến mạch nướng này không thích hợp cho người có lượng đường trong máu cao, nếu muốn ăn thì bạn phải chọn bột yến mạch nguyên chất.

Các câu hỏi thường gặp về chế độ ăn giảm đường huyết

Vì sao người Nhật ăn cơm trắng mà đường huyết luôn được kiểm soát ổn định?

Để kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu, nhiều người không dám ăn các loại lương thực chính như gạo vì chỉ số đường huyết của loại lương thực này rất cao. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì của người Nhật Bản thích ăn cơm là 3%, thấp nhất trong số nhiều nước phát triển, cũng như đạt mức tương đối thấp trên thế giới.

Tỷ lệ người béo phì ở Nhật Bản thấp phần lớn là do thói quen ăn uống thông thường của họ. Người Nhật Bản thích ăn cơm nguội hơn. Nó có nhiều tinh bột kháng hơn, có thể đạt được hiệu quả ổn định đường huyết, đồng thời có thể giảm cảm giác đói rất tốt.

Ngoài ra, người Nhật thích ăn sushi. Món này luôn được thêm một lượng nhỏ giấm ngọt trong quá trình nấu cơm. Các nghiên cứu liên quan đã phát hiện ra rằng trong chế độ ăn nhiều carbohydrate, giấm có thể cải thiện độ nhạy insulin trong cơ thể chúng ta, do đó giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn.

Điều gì xảy ra với những người không ăn hoặc ăn ít thực phẩm chính trong một thời gian dài để giảm lượng đường trong máu?

Carbohydrate có thể cung cấp khoảng 55 đến 65% năng lượng cho cơ thể trưởng thành khỏe mạnh của chúng ta. Đối với một số người không ăn hoặc ăn ít các loại lương thực chính trong thời gian dài, họ sẽ thiếu năng lượng và còn bị tăng lượng đường trong máu.

Điều này là do khi cơ thể tiêu thụ không đủ carbohydrate, chức năng của các tế bào Bêta tuyến tụy sẽ dễ dàng giảm sút và quá trình tiết insulin cũng giảm theo. Ngoài ra, độ nhạy của insulin cũng sẽ theo đó giảm xuống, không có cách nào phân giải hoàn toàn đường glucose trong cơ thể, khiến đường tồn tại lâu trong máu, lâu dần sẽ dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu.

Ăn loại ngũ cốc nguyên hạt nào giúp làm giảm lượng đường trong máu?

Hạt diêm mạch, gạo lứt, ngô… là những sản phẩm từ ngũ cốc thô rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, giúp kiểm soát tốt lượng tinh bột ăn vào. Vì vậy nó giúp ích rất nhiều trong việc ổn định kiểm soát lượng đường trong máu.

Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link