Chất ức chế trypsin và chống oxy hóa trong khoai lang hỗ trợ ức chế sự phát triển của ung thư, trong khi lượng chất xơ dồi dào và vị ngọt tự nhiên giúp trì hoãn quá trình hấp thụ đường vào máu.

Khoai lang ức chế phát triển của tế bào ung thư

Ngoài hương vị thơm ngon, khoai lang còn được nhiều người coi là có nhiều lợi ích dinh dưỡng, chẳng hạn như giàu vitamin và khoáng chất. Nhưng những năm gần đây, người ta chú ý nhiều hơn đến tác dụng chống ung thư của khoai lang. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số hợp chất trong khoai lang có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư.

Trong khoai lang, hợp chất quan trọng nhất là chất ức chế trypsin. Nghiên cứu phát hiện ra rằng trypsin giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, do đó làm chậm sự phát triển của khối u. Ngoài ra, nó có thể thúc đẩy quá trình apoptosis, còn gọi là sự tự hủy diệt của tế bào ung thư. Điều này làm cho khoai lang trở thành thực phẩm có tiềm năng chống ung thư.

Các chất chống oxy hóa dồi dào trong khoai lang cũng đóng vai trò chính trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Chất này làm trung hòa các gốc tự do, giảm tổn thương oxy hóa cho tế bào. Tổn thương oxy hóa đối với tế bào là một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của bệnh ung thư. Khoai lang rất giàu vitamin C và beta- carotene, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa, từ đó làm giảm sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

Khoai lang giúp ức chế ung thư và hạ đường huyết thế nào?

Quan trọng hơn, chất xơ trong khoai lang còn đóng vai trò tích cực trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Chất xơ không dễ được hấp thụ trong hệ tiêu hóa của con người nhưng nó giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Nghiên cứu cho thấy sức khỏe đường ruột có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện và phát triển của bệnh ung thư. Khoai lang giàu chất xơ, có thể làm tăng lượng phân và tần suất đi đại tiện, giúp loại bỏ chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

Khoai lang còn giàu vitamin A và beta- carotene. Hai hợp chất này có tác dụng bảo vệ da và niêm mạc, có thể làm giảm sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư ở các mô bề mặt cơ thể.

Tuy tác dụng chống ung thư của khoai lang đã được nhiều nghiên cứu xác minh và khẳng định, không nên coi nó là phương pháp thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị ung thông thường. Là một loại thực phẩm tự nhiên, cơ chế và tác dụng chống ung thư của khoai lang cần được nghiên cứu và xác minh thêm.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân ung thư có thể ăn khoai lang với lượng vừa phải để giúp kiểm soát bệnh và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Việc bổ sung khoai lang một cách hợp lý vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng mà còn cải thiện khả năng miễn dịch và tăng sức đề kháng.

Khoai lang hỗ trợ hạ đường huyết

Với những thay đổi trong lối sống hiện đại, bệnh tiểu đường đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu. Nhiều người tìm cách kiểm soát lượng đường trong máu thông qua cải thiện thói quen ăn uống, bao gồm thêm khoai lang vào chế độ dinh dưỡng.

Khoai lang là loại thực phẩm giàu carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ cao có liên quan chặt chẽ đến việc giảm lượng đường trong máu. Chất xơ trong khoai lang có thể trì hoãn quá trình hấp thụ đường, giảm giải phóng insulin và tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin.

Một hoạt chất trong khoai lang được gọi là chất làm ngọt thực vật tự nhiên, có thể mô phỏng tác dụng của insulin, từ đó cải thiện độ nhạy insulin. Ngoài ra, khoai lang rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta- carotene và carotenoids, có thể bảo vệ các tế bào sản xuất insulin khỏi tổn thương oxy hóa và duy trì chức năng đảo tụy khỏe mạnh.

Một nghiên cứu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cho thấy tiêu thụ khoai lang làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn. Một nghiên cứu khác cho thấy chất làm ngọt thực vật trong khoai lang có thể cải thiện tình trạng kháng insulin bằng cách tăng tiết insulin và độ nhạy insulin.

Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả, bạn có thể tăng cường tiêu thụ nó bằng cách sử dụng khoai thay thực phẩm thiết yếu để nấu món cháo. Ngoài ra, phương pháp chế biến cũng đóng vai trò quan trọng, nên chọn hấp, luộc hoặc nướng khoai thay vì chiên rán để tránh dư thừa calo và chất béo, không tốt cho tình trạng tăng đường huyết.

Những cách kết hợp khoai lang trong chế độ ăn uống

Ăn kèm đậu

Khoai lang và đậu rất hợp với nhau. Đậu giàu protein và chất xơ, trong khi khoai lang rất giàu vitamin C, vitamin B6, folate và kali. Nấu khoai lang với các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu nành… có thể làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn và cải thiện tốc độ tiêu hóa và hấp thu protein. Đồng thời, vị ngọt của khoai lang có thể cân bằng vị của đậu, cho món ăn thêm đậm đà.

Kết hợp với rau củ

Sự kết hợp giữa khoai lang và các loại rau củ khác nhau cũng có tác dụng tốt. Ví dụ, cắt khoai lang và cà rốt thành từng miếng rồi nấu cùng nhau không chỉ khiến món ăn thêm màu sắc mà còn làm tăng hàm lượng chất xơ trong món ăn, thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, việc kết hợp khoai lang với bông cải xanh, rau bina, mướp đắng và các loại rau khác không chỉ có thể làm tăng lượng vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn cải thiện hương vị và giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Kết hợp với hải sản

Kết hợp khoai lang với hải sản là một lựa chọn ngon miệng và tốt cho sức khỏe. Hải sản rất giàu protein chất lượng cao, axit béo không bão hòa và các nguyên tố vi lượng, có thể cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Vitamin C trong khoai lang có thể thúc đẩy quá trình hấp thu sắt và giúp bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, nấu khoai lang với cá, tôm hoặc động vật có vỏ không chỉ làm tăng hương vị thơm ngon của món ăn mà còn giúp món ăn có được nhiều chất dinh dưỡng như protein và vitamin C.

Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link