Hội chứng ống cổ tay (tên khoa học Carpal tunnel syndrome) còn có các tên khác như hội chứng chèn ép thần kinh giữa, hội chứng đường hầm cổ tay, được hiểu nôm na là bệnh về thần kinh ngoại biên thường gặp ở phụ nữ và những người làm việc văn phòng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng này do phải làm việc bằng tay liên tục hay duy trì ở một tư thế cố định trong một thời gian dài. Phụ nữ có thai cũng hay gặp hội chứng này do một lý do đặc biệt hơn. Hãy đọc nội dung bài dưới đây và hiểu rõ hơn những điều cần biết về hội chứng ống cổ tay ở bà bầu và cách khắc phục.
Phụ nữ có thai cũng hay gặp hội chứng này. |
Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay ở bà bầu
Thông thường ai cũng có thể bị hội chứng ống cổ tay khi phải làm việc bằng tay liên tục hay duy trì ở một tư thế cố định trong một thời gian dài. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai do phù nề gây áp lực đến các dây thần kinh quan trọng ở cổ tay và gây ra các triệu chứng đau, ngứa ran góp phần gây ra hội chứng ống cổ tay. Thậm chí, nếu bạn ngồi hoặc làm việc ở một chỗ quá lâu khi mang thai có thể khiến tình trạng tê tay của bạn trở nên nghiêm trọng hơn về cả tần suất các lần và mức độ tê đau.
Những điều cần biết về hội chứng ống tay
Nếu bạn đang cảm thấy triệu chứng này xảy ra nhiều hơn vào ban đêm, đó là do chất lỏng tích tụ ở phần dưới của cơ thể của bạn trong ngày được phân phối đến các nơi khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả bàn tay khi bạn nằm xuống. Và tất nhiên, nếu bạn ngồi cả ngày dài trước máy vi tính, tình trạng này sẽ “hành hạ” bạn gấp đôi vào ban đêm. May mắn thay, hội chứng ống tay không nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Các cơn tê đau sẽ dần biến mất sau một khoảng thời gian nhất định. Đối với phụ nữ có thai, sau khi sinh con xong, phù nề sẽ biến mất, và họ cũng không còn bị ám ảnh bởi những cơn tê đau khó chịu nữa.
Kiểm soát hội chứng ống cổ tay
Hiểu rõ được nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao có thể xảy ra với mình, bà bầu nên chủ động áp dụng một vài biện pháp để kiểm soát hội chứng này hiệu quả như sau:
Tư thế ngồi không đúng có thể khiến bạn bị tê tay. |
Vận động tay: Nếu tính chất công việc của bạn đòi hỏi phải dùng tay nhiều, ví dụ như gõ máy tính hoặc đánh đàn, bạn nên dừng tay lại và mát-xa tay thường xuyên.
Điều chỉnh lại tư thế ngồi: Tư thế ngồi không đúng có thể khiến bạn bị tê tay. Quy tắc là khi ngồi cổ tay của bạn phải thẳng, và khuỷu tay của bạn phải cao hơn bàn tay.
Điều chỉnh lại tư thế ngủ: Để có được giấc ngủ sâu và không bị tê tay, bạn cần tránh gối đầu bằng tay hoặc đặt tay cao quá đầu để ngủ.
Tránh dùng chất kích thích: Các loại chất kích thích như caffeine và nicotine có thể khiến tình trạng bị tê tay của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Sử dụng liệu pháp châm cứu: Châm cứu giúp giảm đau và lưu thông khí khuyết. Châm cứu cũng an toàn cho bà bầu và được các bác sĩ khuyên áp dụng để phòng ngừa hội chứng ống cổ tay.
Gặp bác sĩ: Nếu áp dụng các biện pháp trên không có hiệu quả, bạn nên gặp bác sĩ để cải thiện tình trạng tê tay sớm. Có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm không chứa steroid cho bà bầu.
Hướng dẫn cách bà bầu ăn cá tốt nhất
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Cá và đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ… là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng, nhất là axit béo Omega-3 cho bà bầu và thai nhi. |