Thay vì mua bên ngoài vì lo sợ mất an toàn thực phẩm, giá đắt, nhiều chị em đã tự làm các loại bánh đậm đà hương vị Việt như bánh xu xê, bánh nếp, bánh dẻo… đến cả những loại bánh theo xu hướng “ngoại” như bánh bông lan, cake, pudding…
Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ rằm tháng 8. |
Đặc biệt, bánh Trung thu tự làm thời điểm này đang sốt xình xịch, thu hút nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên, không ít trường hợp những chiếc bánh “home made” sau khi ra lò này lại có hiện tượng để 2 – 3 ngày đã bị hỏng, hoặc ăn vào thì bị đau bụng.
Mối nguy hại từ bánh trung thu handmade
Nguyên liệu làm nhân bánh
Nhân bánh trung thu khá đa dạng, gồm có nhân mặn và nhân ngọt. Các loại nhân bánh phổ biến thường được sử dụng như đậu xanh, đậu đỏ, thịt mỡ lá chanh, mứt bí, mứt sen trần, lạp xưởng, nhân mè đen… Hiện nay, các loại nguyên liệu làm nhân bánh có thể dễ dàng mua được tại các chợ, cửa hàng online. Tuy nhiên, những nguyên liệu này được bày bán tràn lan mà không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thường được đóng trong các túi ni lông không có nhãn mác, nơi sản xuất cụ thể và giá cả thì rất rẻ.
Theo các chuyên gia, mỗi loại nguyên liệu làm nhân bánh đều có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh như nấm mốc, ký sinh trùng, nấm men, tả lỵ, tụ cầu, thương hàn…. Hoặc chúng có thể bị ô nhiễm hóa chất độc hại: chất tăng trọng, kháng sinh cấm, những hóa chất độc hại do sản phẩm biến đổi chất lượng do bảo quản không đúng yêu cầu, sản phẩm quá hạn sử dụng…
Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, đừng chỉ vì ham giá rẻ, màu sắc bắt mắt, hấp dẫn mà mua những sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Công đoạn làm bánh
Bánh trung thu handmade được làm theo phương pháp thủ công truyền thống. Chính vì vậy, các công đoạn làm bánh sẽ khó có thể đảm bảo an toàn vệ sinh một cách toàn diện. Chưa kể các dụng cụ làm bánh được sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh sạch sẽ cũng rất dễ mang nhiều mầm bệnh.
Hậu quả của việc không bảo đảm an toàn thực phẩm của một công đoạn hoặc nhiều công đoạn làm bánh là làm cho bánh bị ô nhiễm, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cấp tính hay mãn tính, các bệnh truyền qua thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người sử dụng.
Hỏng vì bảo quản sai
Một nguyên nhân nữa khiến bánh tự làm dễ bị hỏng và thậm chí là gây độc cho người ăn là do cách bảo quản sai. Chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Ánh cho hay, để đảm bảo tiệt trùng và kéo dài thời gian bảo quản, nhiều người cho bánh vào túi nilon hút chân không hoặc cho vào ngăn đá. Tuy nhiên, thực tế việc để bánh vào túi hút chân không là sai lầm. Hút chân không chỉ có tác dụng với thực phẩm khô (thực phẩm sẽ không biến đổi).
Trong khi đó, các loại bánh vẫn phát ẩm nên dù có hút hết chân không thì chính cái bánh lại tự tạo ra độ ẩm cho môi trường đó, khiến vi khuẩn và nấm mốc vẫn có thể hoạt động bình thường. Tương tự, việc nhân tiện một lần làm thì làm thật nhiều rồi để bánh trong ngăn đá tủ lạnh để ăn dần là một cách làm sai lầm và lãng phí. Không có loại thực phẩm nào để cả tuần, cả tháng mà ăn vẫn ngon như khi vừa mới làm.
Ăn bánh trung thu sao cho khỏe và an toàn?
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Hiện nay, thị trường bánh trung thu đã rất nhộn nhịp, nhưng bạn cần biết cách ăn bánh trung thu làm sao cho khỏe và an toàn. |