2015-09-11 12:27:35
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"benh-tay-chan-mieng":"B\u1ec7nh tay ch\u00e2n mi\u1ec7ng","benh-truyen-nhiem-cap-tinh":"b\u1ec7nh truy\u1ec1n nhi\u1ec5m c\u1ea5p t\u00ednh","chan-tay-mieng":"ch\u00e2n tay mi\u1ec7ng","vi-rut-enterovirus":"vi r\u00fat Enterovirus"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA5LzExL2JlbmgtY2hhbi10YXktbWllbmdfMTQ0MjAzMTYzMy0xMjU3MzdiZW5oLWNoYW4tdGF5LW1pZW5nLS1uaHVuZy1kaWV1LWNoYS1tZS1waGFpLWJpZXQtdHJ1b2Mta2hpLW11b24uanBn.webp

Bệnh chân tay miệng – những điều cha mẹ phải biết trước khi muộn

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
bệnh chân tay miệng
Bệnh tay chân miệng như mối họa lơ lửng trên đầu trẻ em.

Bệnh tay chân miệng như mối họa lơ lửng trên đầu trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh rất dễ lây lan và chỉ có thể phòng tránh, chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị.

Nếu như cách đây khoảng 10 năm, bệnh tay chân miệng vẫn còn là một loại “bệnh lạ” đối với người Việt Nam thì đến nay, căn bệnh này đã trở thành nỗi lo thường trực của những ai có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Đây cũng là độ tuổi trẻ tập trung ở các nhà trẻ, mẫu giáo khiến căn bệnh có điều kiện lây lan mạnh. Ước tính, cứ một trẻ bị tay chân miệng có biến chứng nặng thì đã lây truyền cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng.

Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, càng nhỏ càng dễ bệnh nặng. Khi khởi phát bệnh trẻ thường sốt nhẹ 1-2 ngày, sau đó hết sốt nhưng bắt đầu đau miệng, nổi bóng nước trong miệng, trong lòng bàn tay bàn chân. Có bé biểu hiện bằng bỏ ăn, chảy nước miếng. Khi người nhà mở miệng bé thấy có bóng nước.

Tuy nhiên có bé không lở miệng, chỉ nổi bóng nước tay chân. Có trẻ chỉ lở miệng, sốt nhẹ hoặc nổi bóng nước ở tay chân. Nếu bỏ sót, đến ngày thứ 3-4 từ khi mắc bệnh, bệnh có thể sang giai đoạn 3-4 và trở nặng rất nhanh.


Trường hợp trẻ bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần lưu ý và theo dõi sát dấu hiệu trở nặng của bệnh. Đó là trẻ sốt kéo dài trên hai ngày, sốt cao khó hạ, nôn ói nhiều. Khi bắt đầu ngủ nếu bé giật mình, chới với thì chắc chắn có biến chứng.

Nếu trong vòng 30 phút trẻ giật mình hai lần là phải đưa đi bệnh viện ngay.

Ngoài ra, có một số em bé khi bị nặng sẽ có biểu hiện run tay chân, đi đứng không vững, loạng choạng, thở khó, không thở được, da nổi bông vân, tay chân lạnh. Do bệnh diễn biến rất nhanh, nếu không đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Căn bệnh mà con trẻ thường mắc khi tới trường mẹ cần biết
Căn bệnh mà con trẻ thường mắc khi tới trường mẹ cần biết
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Các mẹ hãy lưu ý những căn bệnh mà trẻ thường mắc dưới đây để có được biện pháp phòng ngừa sớm nhất.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...