1. Bệnh chân tay miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một hội chứng bệnh ở người do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm.
Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi.
Bệnh chân tay miệng thường gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. |
2. Biểu hiện của bệnh
– Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
– Nổi hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối.
– Loét họng, loét miệng.
– Ngủ hay giật mình quấy khóc.
3. Sai lầm phổ biến của cha mẹ khi con mắc chân tay miệng
Mặc dù tay chân miệng là bệnh nhẹ, các triệu chứng sẽ tự khỏi song vẫn có thể tiến triển nặng với các biến chứng nguy hiểm nếu chăm sóc không đúng cách. Và dưới đây là các sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ mắc phải:
– Ủ ấm con một cách quá mức cần thiết: Theo các bác sĩ, trẻ bị bệnh tay chân miệng không cần kiêng cữ, các mụn nước bên ngoài da cũng không cần bôi thuốc, việc vệ sinh những mụn nước chỉ một cần 1 lần/ngày.
Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C. Đặc biệt, khi trẻ sốt, phụ huynh cần phải cho con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi. Nhiều người ủ ấm quá mức khiến trẻ ra mồ hôi càng làm tình trạng nặng hơn.
– Không biết cách vệ sinh răng miệng: Khi bị tay chân miệng, nhiều bố mẹ đã dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng cho trẻ, tăng nguy cơ chạm, vỡ các nốt phỏng càng tăng, làm vết loét thêm nặng.
Bên cạnh đó, việc lau miệng cho trẻ bằng khăn sữa, gạc còn đưa nấm ở bên ngoài vào miệng trẻ. Vì thế cách vệ sinh miệng tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý xúc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy.
Miệng trẻ có cơ chế tự làm sạch, cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, xúc miệng nước muối… là có thể làm sạch răng miệng mà không gây nguy hiểm.
Nên vệ sinh sạch sẽ khi trẻ bị bệnh. |
– Lạm dụng truyền nước: Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên lạm dụng truyền dịch cho trẻ.
Biện pháp này chỉ áp dụng khi trẻ có những biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và phải theo chỉ định của bác sĩ.
– Tạo cơ hội lây bệnh: Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Do đó, khả năng lây nhiễm rất lớn.
Vì thế, trẻ bị bệnh tay chân miệng phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
7 bài tập yoga cho mẹ bầu dễ sinh
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Muốn khỏe và sinh dễ, mời các mẹ tham khảo ngày các bài tập yoga cho bà bầu sau! |